Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao?

Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao?

Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao?

Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài của quãng đường mà vật đi được trong một đơn vị thời gian.

(1) Công thức tính vận tốc

Công thức tính vận tốc là:

Trong đó:

v là giá trị vận tốc chuyển động của vật, đơn vị km/h hoặc m/s

s là quãng đường vật đi được, đơn vị km hoặc m

t là thời gian vật chuyển động, đơn vị h hoặc m

(2) Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian

Từ công thức tính vận tốc, ta có thể tính toán 2 đại lượng còn lại là quãng đường và thời gian:

Công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian là:

s = v . t

Công thức tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường là:

Trong đó:

v là giá trị vận tốc chuyển động của vật, đơn vị km/h hoặc m/s

s là quãng đường vật đi được, đơn vị km hoặc m

t là thời gian vật chuyển động, đơn vị h hoặc m

(3) Bảng đơn vị vận tốc

Đơn vị của vận tốc: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài (quãng đường) và đơn vị đo thời gian.

Đơn vị đo độ dài

m

m

km

km

cm

Đơn vị đo thời gian

s

phút

h

s

s

Đơn vị đo vận tốc

m/s

m/phút

km/h

km/s

cm/s

*Trên đây là công thức tính vận tốc, công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian và bảng đơn vị vận tốc!

Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao?

Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao? (Hình ảnh Internet)

Môn Vật lý có đặc điểm như thế nào?

Đặc điểm môn Vật lý học được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:

- Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng.

- Trong nhà trường phổ thông, giáo dục vật lí được thực hiện ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau.

- Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), nội dung giáo dục vật lí được đề cập trong các môn học: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Khoa học (lớp 4, lớp 5); Khoa học tự nhiên (từ lớp 6 đến lớp 9).

- Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông), Vật lí là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

+ Những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng vật lí được học thêm các chuyên đề học tập. Môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học.

+ Trên cơ sở nội dung nền tảng đã trang bị cho học sinh ở giai đoạn giáo dục cơ bản, Chương trình môn Vật lí lựa chọn phát triển những vấn đề cốt lõi thiết thực nhất, đồng thời chú trọng đến các vấn đề mang tính ứng dụng cao là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, khoa học và công nghệ.

- Thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khái niệm, quy luật, định luật vật lí. Vì vậy, Chương trình môn Vật lí chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tìm hiểu các thuộc tính của đối tượng vật lí thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau.

- Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực vật lí - biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh.

- Thông qua Chương trình môn Vật lí, học sinh hình thành và phát triển được thế giới quan khoa học; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan; cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên; yêu thiên nhiên, tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Quyền và nhiệm vụ của giáo viên dạy môn Vật lý?

Căn cứ tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền và nhiệm vụ của giáo viên khi dạy môn Vật lý như sau:

(1) Nhiệm vụ của nhà giáo

- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

(2) Quyền của nhà giáo

- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí lớp 11 ngắn gọn? Đánh giá định kì học sinh lớp 11 ra sao?
Pháp luật
Nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại trong giờ học? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Công thức tính vận tốc? Công thức tính vận tốc quãng đường và thời gian như thế nào? Bảng đơn vị vận tốc ra sao?
Pháp luật
Hãy viết một đoạn văn chia sẻ cách học bài ở nhà của em ngắn gọn? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018?
Pháp luật
Các mẫu tranh vẽ Gửi Tương Lai Xanh 2050? Mẫu tranh vẽ tranh Gửi Tương Lai Xanh 2050 đơn giản? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn ngữ văn lớp 6?
Pháp luật
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt ngắn nhất chọn lọc? Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6 ngắn gọn? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc của em về 1 bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ?
Pháp luật
Công thức tính Chu vi hình chữ nhật? Ví dụ về tính chu vi hình chữ nhật? Các bước tính chu vi hình chữ nhật ra sao?
Pháp luật
Công thức tính diện tích hình lập phương? Diện tích xung quanh hình lập phương, Diện tích toàn phần hình lập phương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
14 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào