Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì?

Cho hỏi công thức tính lượng giá trị khu vực trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như thế nào? Câu hỏi của chị Thơ (Tp.HCM)

Công thức nào để tính lượng giá trị khu vực trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản?

Tại Điều 8 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định về công thức tính lượng giá trị khu vực trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản như sau:

- Trong đó:

+ FOB, ngoại trừ quy định tại khoản 2 Điều này, là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu bao gồm phí vận tải từ nhà sản xuất tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng để chất hàng lên tàu.

+ RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

+ VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, FOB là trị giá được xác định theo một trong các cách sau:

+ Tính bằng giá mua hàng hóa đầu tiên người mua trả cho nhà sản xuất trong trường hợp trị giá FOB của hàng hóa không biết được và không thể xác định được.

+ Được xác định theo quy định từ Điều 1 đến Điều 8 của Hiệp định Trị giá hải quan trong trường hợp không có trị giá FOB của hàng hóa.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều này, trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại một nước thành viên được xác định theo một trong các trường hợp sau:

+ Theo Hiệp định Trị giá hải quan và bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm và trong một số trường hợp nếu phù hợp sẽ bao gồm cả phí đóng gói và tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến cảng nhập khẩu của nước thành viên nơi sản xuất hàng hóa.

+ Nếu trị giá nguyên liệu không biết được và không thể xác định được, trị giá này là giá mua đầu tiên tại nước thành viên đó nhưng có thể không bao gồm tất cả các chi phí phát sinh tại nước thành viên đó trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho hàng của nhà cung cấp tới nơi sản xuất như cước vận tải, phí bảo hiểm, phí đóng gói cũng như tất cả các chi phí xác định khác phát sinh tại nước thành viên đó.

- Theo quy định tại khoản 1 Điều này, trị giá VNM của hàng hóa không bao gồm trị giá nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất nguyên liệu có xuất xứ được dùng để sản xuất ra sản phẩm của nước thành viên đó.

- Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này hoặc điểm a khoản 3 Điều này trong việc áp dụng Hiệp định Trị giá hải quan để xác định trị giá của hàng hóa hoặc trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, Hiệp định Trị giá hải quan áp dụng một cách thích hợp đối với những giao dịch trong nước hoặc đối với những trường hợp không có giao dịch trong nước về hàng hóa hoặc nguyên liệu không có xuất xứ.

Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì?

Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì? (Hình từ Internet)

Tiêu chí De Minimis trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản được quy định thế nào?

Tại Điều 9 Thông tư 37/2022/TT-BCT tiêu chí De Minimis trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản được quy định như sau:

- Hàng hóa không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 hoặc tiêu chí CTC được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này vẫn được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên nếu đáp ứng các quy định khác tại Thông tư này và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đối với hàng hóa thuộc các Chương 16, 19, 20, 22, 23, từ Chương 28 đến Chương 49 và từ Chương 64 đến Chương 97 thuộc Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí CTC không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa đó.

+ Đối với hàng hóa thuộc các Chương 18 và 21 thuộc Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí CTC không vượt quá 10% hoặc 7% trị giá FOB của hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Đối với hàng hóa thuộc từ Chương 50 đến Chương 63 thuộc Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trọng lượng của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và không đáp ứng tiêu chí CTC không vượt quá 10% tổng trọng lượng của hàng hóa đó.

- Trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi áp dụng công thức tính RVC theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

Hàng hóa được coi là không đáp ứng tiêu chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến trong trường hợp nào?

Theo Điều 11 Thông tư 37/2022/TT-BCT hàng hóa được coi là không đáp ứng tiêu chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể nếu chỉ thực hiện một trong các công đoạn sau:

- Các công đoạn bảo quản nhằm đảm bảo hàng hóa duy trì tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho (như sấy khô, làm đông lạnh, ngâm muối) và các công đoạn tương tự.

- Thay đổi bao bì, tháo dỡ và lắp ghép các kiện hàng.

- Tháo rời.

- Đóng vào chai, thùng, hộp và các công đoạn đóng gói bao bì đơn giản khác.

- Tập hợp các phần và bộ phận được phân loại như là một hàng hóa theo Quy tắc 2(a) của Quy tắc chung về Giải thích Hệ thống hài hoà mô tả và mã hóa hàng hóa.

- Lắp ráp đơn giản các bộ phận của hàng hóa.

- Kết hợp bất kỳ các công đoạn được quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.

Thông tư 37/2022/TT-BCT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực trong quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì?
Pháp luật
Tiêu chí vận chuyển trực tiếp của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
4,324 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào