Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, khiếu nại, tố cáo đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào?
- Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào?
- Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, khiếu nại, tố cáo đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của người tiếp công dân là gì?
- Quản lý công tác tiếp công dân được quy định như thế nào?
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Mục 3 Công văn 4388/LĐTBXH-TTr năm 2022 quy định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 như sau:
- Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là việc rà soát, nhận diện các vị trí việc làm có nguy cơ tham nhũng, tiêu cực, từ đó đưa ra giải pháp phòng ngừa hiệu quả, phù hợp với thực tiễn; điều chuyển, luân chuyển vị trí việc làm theo quy định của pháp luật và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện xác minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai theo quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, khiếu nại, tố cáo đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Công văn 4388/LĐTBXH-TTr năm 2022 quy định công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, khiếu nại, tố cáo như sau:
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ động đối thoại, kịp thời tháo gỡ bức xúc của công dân nhằm đảm bảo hoạt động tiếp công dân hiệu quả, thực chất; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp công dân, chú trọng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân theo Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp và xử lý phản ánh, kiến nghị của công dân. Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, khiếu nại, tố cáo đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người tiếp công dân là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013 quy định trách nhiệm của người tiếp công dân như sau:
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
- Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Quản lý công tác tiếp công dân được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật tiếp công dân 2013 quy định về quản lý tiếp công tác tiếp công dân như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân; trực tiếp quản lý công tác tiếp công dân của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.
Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý công tác tiếp công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo, điều hòa, phối hợp việc tổ chức hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và quản lý công tác tiếp công dân của Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước.
Các cơ quan quy định tại khoản này có trách nhiệm định kỳ tổng kết và thông báo kết quả tổ chức tiếp công dân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình cho Chính phủ để tổng hợp chung báo cáo Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?