Công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được sửa đổi bổ sung như thế nào theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT?

Công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được sửa đổi bổ sung như thế nào theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT? Thắc mắc của anh Khánh ở Quảng Ngãi

Ngày 30/6/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2019/TT-BGTVT về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều nào của Thông tư 03/2019/TT-BGTVT về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ?

Cụ thể tại Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2019/TT-BGTVT như sau:

- Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại:

+ Khoản 4 Điều 9; điểm c khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 15; điểm b, điểm đ khoản 2 Điều 17; điểm b khoản 2 Điều 18; khoản 1 Điều 20; khoản 1 Điều 21;

+ Điểm a khoản 2 Điều 11a (đã được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT);

+ Điểm a khoản 4 Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 11 Điều 1 TThông tư 43/2021/TT-BGTVT);

+ Điểm c khoản 4 Điều 20 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 6 Thông tư 36/2020/TT-BGTVT).

- Thay cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” bằng cụm từ “Khu Quản lý đường bộ” tại:

+ Khoản 4, khoản 6 Điều 9; điểm a, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 10; điểm b khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 20; khoản 2 Điều 21;

+ Điểm a khoản 4 Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 11 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT).

- Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại:

+ Điểm a khoản 2 Điều 11a (đã được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT);

+ Khoản 3 Điều 22.

- Thay cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ” bằng cụm từ “Giám đốc Khu Quản lý đường bộ” tại điểm b khoản 3 Điều 15.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT).

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 9a (đã được bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung tên điều và khoản 1 Điều 11a (đã được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12

- Sửa đổi, bổ sung Điều 13 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung Điều 14 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 17

- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 18

Tại Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT bãi bỏ một số điều, khoản của Thông tư 03/2019/TT-BGTVTThông tư 43/2021/TT-BGTVT như sau:

- Khoản 2a Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT);

- Khoản 2 Điều 12 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT

Công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được sửa đổi bổ sung như thế nào theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT? (Hình từ internet)

Cơ quan quản lý đường bộ được sửa đổi, bổ sung như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT quy định về cơ quan quản lý đường bộ như sau:

3. Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo quy định mới tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT- BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT) và Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT (sau đây gọi là Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT)
...
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT) như sau:
“3. Cơ quan quản lý đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.”.
...

Như vậy, cơ quan quản lý đường bộ theo quy định mới là Cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ, cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thông tư 22/2023/TT-BGTVT có hiệu lực khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Các hạng mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 đã hoặc đang thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc lập, soát xét, thẩm định và phê duyệt hồ sơ hoàn thành tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT).
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Thông tư 22/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2023.

Xem chi tiết nội dung Thông tư 22/2023/TT-BGTVT tại đây.

Khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở hư hỏng do bão lũ gây ra? Đối tượng nào thuộc diện được hỗ trợ?
Pháp luật
Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được Nhà nước hỗ trợ? Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở?
Pháp luật
Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm là bao nhiêu?
Pháp luật
10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo hướng dẫn Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh?
Pháp luật
Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?
Pháp luật
Cloramin B là gì? Có nên dùng Cloramin B để khử trùng nguồn nước đối với bệnh tả sau bão không?
Pháp luật
Hướng dẫn xử lý nước ăn uống và xử lý vệ sinh môi trường sau bão lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Pháp luật
09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế? Hướng dẫn chi tiết cách xử lý?
Pháp luật
Hỗ trợ thiệt hại đào, quất Nhật Tân sau trận lũ lịch sử do ảnh hưởng bão số 3? Tải về mẫu đề nghị hỗ trợ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khắc phục hậu quả thiên tai
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
893 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khắc phục hậu quả thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khắc phục hậu quả thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào