Công tác phòng, chống tác hại của rượu bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội 2024 được tăng cường thực hiện thế nào?
Bộ y tế đã đặt ra những nhiệm vụ gì để tăng cường Công tác phòng, chống tác hại của rượu bia?
Theo Công văn 446/BYT-DP 2024, Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 như sau:
- Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội trong năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu bia.
Tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng, để bảo đảm an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội;
Tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019.
- Quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu bia tại địa phương.
Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương hằng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu bia thuộc lĩnh vực phụ trách.
Triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại của rượu bia đối với sức khỏe;
Phòng, chống tác hại của rượu bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông;
Phòng, chống tác hại của rượu bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đặc biệt vào các dịp cao điểm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống tác hại rượu, bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
Công tác phòng, chống tác hại của rượu bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội 2024 được tăng cường thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải đáp ứng mục đích, yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia như sau:
- Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
- Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Chính xác, khách quan và khoa học;
+ Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì những hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia;
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
- Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
- Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
- Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Như vậy, những hành vi trên là những hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia và người dân không được thực hiện, đặc biệt là trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, cũng như các dịp lễ hội khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?