Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao?

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao? Thắc mắc của anh H.M ở Bình Dương.

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Chỉ thị 01/CT-BTC 2024, Bộ Tài chính yêu Các Sở Tài chính có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn, cụ thể về việc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại như sau:

- Chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình cung cầu, giá cả thị trường trên địa bàn trước, trong và sau Tết, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân như nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ du lịch, tham quan, dịch vụ vận chuyển hành khách... và các mặt hàng thiết yếu khác liên quan đến sản xuất để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật, có phương án điều tiết, hỗ trợ lưu thông nguồn hàng hợp lý, đề xuất kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện niêm yết giá, kê khai giá trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan, căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường phù hợp trên địa bàn; tổ chức thực hiện, triển khai nghiêm túc chế độ báo cáo giá thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao?

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao? (Hình từ internet)

Khung hình phạt đối với người phạm tội buôn lậu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội buôn lậu gồm có như sau:

Khung 01: Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Khung 02: Phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03: Phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

- Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 04: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

- Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Ngoài ra, người phạm tội buôn lậu còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị thuộc cơ quan nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1399/QĐ-BTC năm 2016 quy định như sau:

Vị trí và chức năng
1. Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
2. Cục Điều tra chống buôn lậu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định nêu trên thì Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan.

Gian lận thương mại
Buôn lậu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao?
Pháp luật
Những đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả?
Pháp luật
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã và đang thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Tết trung thu năm 2022: Đảm bảo tăng cường thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận biết các hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế phổ biến hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gian lận thương mại
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
569 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gian lận thương mại Buôn lậu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gian lận thương mại Xem toàn bộ văn bản về Buôn lậu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào