Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nơi công dân tạm trú được không?
- Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nơi công dân tạm trú được không?
- Công dân khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cần mang theo những giấy tờ gì để làm thủ tục?
- Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam như thế nào?
Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nơi công dân tạm trú được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, tài liệu hướng dẫn đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên https://vneid.gov.vn/ quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
...
2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
a) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
b) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nơi tạm trú dù đã có hay chưa có CCCD gắn chíp.
(1) Đối với trường hợp đã có thẻ CCCD gắn chip còn hiệu lực sử dụng:
- Công dân có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (không bắt buộc theo nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
+ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội - Công an Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố
+ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh/thành phố
+ Riêng đối với các thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ thì công dân có thể làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử Mức 2 tại các đơn vị xã/phường/thị trấn.
(2) Đối với trường hợp chưa có thẻ CCCD gắn chip:
Công dân có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (theo nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
+ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội – Công an Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố.
+ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh/thành phố.
Công dân khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cần mang theo những giấy tờ gì để làm thủ tục?
Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử, công dân cần mang theo thẻ căn cước công dân đã gắn chip (nếu đã có CCCD gắn chip) và các giấy tờ khác để tích hợp vào vào ứng dụng VNeID như sau:
- Giấy phép lái xe.
- Giấy đăng ký xe.
- Hộ Chiếu.
- Bảo hiểm y tế.
Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nơi công dân tạm trú được không? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam được thực hiện theo các bước như sau:
(1) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Bước 1: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Bước 2: Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Bước 4: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
(2) Đối với công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chip điện tử:
Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?