Công chức lãnh đạo, quản lý có được giữ chức vụ 02 nhiệm kỳ liên tiếp theo quy định hay không?
- Công chức lãnh đạo, quản lý có được giữ chức vụ 02 nhiệm kỳ liên tiếp không?
- Thời hạn giữ chức vụ của công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay là bao nhiêu năm?
- Độ tuổi để công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xác định thế nào?
- Thẩm quyền bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định thế nào?
Công chức lãnh đạo, quản lý có được giữ chức vụ 02 nhiệm kỳ liên tiếp không?
Căn cứ Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Chính phủ ban hành. Tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
...
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định công chức lãnh đạo, quản lý sẽ được giữ chức vụ trong 02 nhiệm kỳ liên tiếp. Tuy nhiên, đây là thời hạn giữ chức vụ tối đa, sau 02 nhiệm kỳ liên tiếp, công chức không được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho nhiệm kỳ tiếp theo.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức mới nhất hiện nay Tải
Công chức lãnh đạo, quản lý có được giữ chức vụ 02 nhiệm kỳ liên tiếp theo quy định hay không?
Thời hạn giữ chức vụ của công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay là bao nhiêu năm?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định hiện nay, thời hạn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm. Thời hạn 05 năm này được tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm công chức có hiệu lực.
Thời hạn nêu trên sẽ không áp dụng đối với những trường hợp thời hạn có dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Độ tuổi để công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xác định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
4. Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:
a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;
c) Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Theo đó, độ tuổi để công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xác định như sau:
- Trường hợp được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý lần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn:
+ Tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm;
+ Trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Trường hợp được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền:
Tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;
- Trường hợp được được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ:
Không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định nêu trên.
Thẩm quyền bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về thẩm quyền bổ nhiệm như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm
1. Đối với các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.
Như vậy, hiện nay, thẩm quyền bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xác định theo từng diện nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện vận tải có là đối tượng chịu sự giám sát hải quan? Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải?
- Nhà đầu tư chiến lược là gì? Nhà đầu tư chiến lược được chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ khi nào?
- Bài viết tri ân thầy cô 20 11 ngắn gọn? Những dòng cảm xúc về thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày quốc tế kế toán là ngày mấy? Mẫu lời chúc ngày quốc tế kế toán dành cho nhân viên kế toán ngắn gọn, ý nghĩa?
- Chế độ dạy văn hóa cho phạm nhân từ ngày 15/11/2024 như thế nào? Chế độ đối với cán bộ tham gia giảng dạy ra sao?