Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc được đăng ký dự tuyển công chức Nhà nước sau thời gian bao lâu?
Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc được đăng ký dự tuyển công chức Nhà nước sau thời gian bao lâu?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức như sau:
Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức
...
2. Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lưu giữ hồ sơ công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản tóm tắt lý lịch và nhận xét (có xác nhận) khi công chức đó yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm.
Như vậy, theo điểm c khoản 2 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu trên thì công chức bị kỷ luật buộc thôi việc được đăng ký dự tuyển công chức Nhà nước sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực.
Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với công chức bị buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì vẫn được được tiếp tục đăng ký dự tuyển nhưng không được đăng ký vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm.
Công chức bị kỷ luật buộc thôi việc được đăng ký dự tuyển công chức Nhà nước sau thời gian bao lâu?
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi điểm đ khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Như vậy, hiện nay, được đăng ký dự tuyển công chức nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có thể xây dựng thêm các quy định khác nhưng phải đáp ứng các điều kiện:
- Thấp hơn các tiêu chuẩn chung,
- Không được trái với quy định của pháp luật,
- Không được phân biệt loại hình đào tạo
- Báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.
Nguyên tắc tuyển dụng công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
Nguyên tắc tuyển dụng công chức
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
Như vậy, hiện nay, việc tuyển dụng công chức được thực hiện theo 04 nguyên tắc nêu trên.
Đối với nội dung "ưu tiên tuyển chọn tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số", nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?