Công bố công khai thông tin về chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 trên Cổng thông tin điện tử?
Thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, quy định như sau:
Yêu cầu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình
1. Có tính cấp thiết, phù hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.
2. Kết quả, sản phẩm được áp dụng thực tiễn hoặc giải quyết các vấn đề về lý luận, khoa học trong lĩnh vực năng suất, chất lượng, có tác động tới thúc đẩy năng suất, chất lượng doanh nghiệp, địa phương, ngành và quốc gia.
3. Có khả năng duy trì, nhân rộng kết quả sau khi kết thúc.
4. Thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình tối đa là 36 tháng.
5. Doanh nghiệp được hỗ trợ từ Chương trình là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa chủ lực của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình tối đa là 36 tháng.
Công bố công khai thông tin về chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ? (Hình từ Internet)
Thông tin về nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình được công bố ở đâu?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, quy định như sau về thông tin và đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình:
Thông tin và đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình
1. Thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình (bao gồm: tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm, thời gian thực hiện; tóm tắt kết quả thực hiện) được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật.
2. Truyền thông về kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình thực hiện theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ và Luật Báo chí.
3. Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ thực hiện đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ: Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thông tin về nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 sẽ được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định pháp luật.
Thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình (bao gồm: tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm, thời gian thực hiện; tóm tắt kết quả thực hiện).
Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BKHCN, như sau:
Đề xuất nhiệm vụ
1. Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ hoặc thông báo để xuất nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân để xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình theo Mẫu A1-ĐXNV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân gửi đề xuất nhiệm vụ về bộ, ngành, địa phương phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý hoặc gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, xử lý.
3. Các bộ, ngành, địa phương tổng hợp đề xuất nhiệm vụ thuộc Chương trình nhận được từ các tổ chức, cá nhân, tổ chức lựa chọn đề xuất nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đặt hàng gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổ chức xác định nhiệm vụ đặt hàng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Hồ sơ đề xuất bao gồm: công văn đề xuất của bộ, ngành, địa phương; bảng tổng hợp danh mục nhiệm vụ đề xuất và phiếu đề xuất nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân được lựa chọn.
4. Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc trực tuyến trên môi trường điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (địa chỉ nhận hồ sơ: số 08 đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
5. Ngày tiếp nhận đề xuất nhiệm vụ: là ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu lên phong bì hồ sơ (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc ngày đóng dấu “đến” của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (trường hợp nộp trực tiếp) hoặc ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường điện tử.
Theo đó, hồ sơ đề xuất bao gồm: công văn đề xuất của bộ, ngành, địa phương; bảng tổng hợp danh mục nhiệm vụ đề xuất và phiếu đề xuất nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân được lựa chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?