Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh đi học lại sau nghỉ hè 2024? Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh đi học lại 2024 2025?
Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh đi học lại sau nghỉ hè 2024? Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh đi học lại 2024 2025?
Ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT về việc quy định Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có Lịch tựu trường và lịch khai giảng năm học 2024 – 2025.
Tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT có nêu:
Lịch tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2024.
Như vậy, năm học 2024 2025 học sinh tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2024.
Như vậy, nếu tính bắt đầu từ hôm nay là ngày 6/8/2024 thì thời gian học sinh đi học lại 2024 2025 (học sinh đi học lại sau nghỉ hè 2024) được tính như sau:
Tháng 08/2024 Dương lịch - Tháng 06, tháng 07 Âm lịch:
Tháng 09/2024 Dương lịch - Tháng 07, tháng 08 Âm lịch:
Do ngày 5/9/2024 khai giảng, nên:
+ Học sinh sẽ tựu trường sớm nhất trước ngày khai giảng 01 tuần (tức ngày 29/8/2024): thì còn khoảng 23 ngày học sinh đi học lại sau nghỉ hè 2024
+ Riêng Lớp 1, học sinh sẽ tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng (tức ngày 22/8/2024): thì còn khoảng 16 ngày (hoặc sớm hơn 16 ngày) nữa học sinh đi học lại sau nghỉ hè 2024
Chú ý: Tùy theo kế hoạch của từng tỉnh thành mà lịch tựu trường có thể khác nhau.
Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh đi học lại sau nghỉ hè 2024? Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh đi học lại 2024 2025? (Hình từ Internet)
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
- Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
- Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 bao gồm:
+ Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
+ Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông.
Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục 2019.
Đối tượng nào được hỗ trợ chi phí học tập?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập như sau:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông bị khuyết tật.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?