Có thể sẽ có nhiều mức giá xăng dầu bán lẻ tại những cây xăng do đề xuất sửa đổi phương thức điều hành giá xăng dầu?
Giá bán lẻ xăng dầu hiện nay do ai quyết định?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu
...
2. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, nếu có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao dẫn đến giá bán cao hơn giá điều hành, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công Thương) để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.
Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu có trách nhiệm thông báo giá bán với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính ngay sau khi quyết định giá bán xăng dầu của doanh nghiệp.
Theo đó, giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường hiện nay sẽ do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định (trừ dầu madút).
Tuy nhiên giá bán này sẽ không được cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Có thể sẽ có nhiều mức giá xăng dầu bán lẻ tại những cây xăng do đề xuất sửa đổi phương thức điều hành giá xăng dầu? (Hình từ Internet)
Phương thức điều hành giá xăng dầu hiện hành có gì bất cập?
Mới nhất, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (tại đây) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến có điểm mới nổi bật là việc sửa quy định về phương thức điều hành giá xăng dầu.
Theo đó, cụ thể về những bất cập của Phương thức điều hành giá xăng dầu hiện hành, tại tiểu mục 1 Mục V tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định 83/2013/NĐ-CP (tại đây) thì Bộ Công Thương đã chỉ rõ:
- Việc quy định mức giá cơ sở theo một công thức cố định với các chi phí được tính dựa trên mức chi phí bình quân do các doanh nghiệp báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Tài chính sẽ không bao giờ phản ánh đúng mức chi phí của từng doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
- Các chi phí này biến động liên tục theo thị trường, trong khi việc rà soát, tính toán của cơ quan nhà nước theo định kỳ nên thường sẽ không phản ánh được thực tế chi phí phát sinh doanh nghiệp phải bỏ ra (trong giai đoạn chi phí tăng cao liên tục, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ).
Trong trường hợp các chi phí được cập nhật theo biến động của thị trường, khi chi phí được xác định theo mức bình quân sẽ luôn có một số doanh nghiệp có mức chi phí cao hơn mức chi phí bình quân và do đó sẽ bị lỗ so với mức chi phí được tính trong giá cơ sở (là giá trần được bán ra của doanh nghiệp) nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động kinh doanh và bảo đảm mức chiết khấu trong hệ thống phân phối.
- Thời gian vừa qua, thị trường xăng dầu có nhiều biến động, nguồn cung xăng dầu cho thị trường có một số bất ổn, một trong những nguyên nhân là do các chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được tính đúng, tính đủ trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu do Nhà nước điều hành dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ, không có động lực duy trì hoạt động kinh doanh.
Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá bán lẻ xăng dầu dựa trên định hướng giá của Nhà nước?
Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (tại đây). Và tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP (tại đây).
Mới đây, Bộ Công thương đã đưa ra đề xuất Nhà nước chỉ công bố các yếu tố cấu thành giá như giá thế giới, thuế, mức trích và chi quỹ bình ổn để định hướng cho việc tính giá xăng dầu. Còn các doanh nghiệp căn cứ chi phí thực tế của mình, xác định và công bố giá bán lẻ. Doanh nghiệp thực hiện kê khai giá khi thay đổi giá và báo cáo về Bộ Công thương, Bộ Tài chính để giám sát (như đối với các mặt hàng bình ổn giá khác theo quy định tại luật Giá).
Theo đó, phương án này có những ưu nhược điếm sau:
- Ưu điểm: Bảo đảm các chi phí trong giá xăng dầu theo thực tế phát sinh đối với từng doanh nghiệp, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào giá bán xăng dầu, đưa giá xăng dầu dần theo thị trường quyết định, hạn chế việc đầu cơ găm hàng, khuyến khích các doanh nghiệp tạo nguồn cung ổn định cho thị trường.
Khi các doanh nghiệp đầu mối được tự quyết định các chi phí trong kinh doanh xăng dầu, vấn đề chiết khấu cho các doanh nghiệp thuộc hệ thống phân phối sẽ được giải quyết. Các doanh nghiệp đầu mối sẽ cân đối và duy trì chiết khấu trong hệ thống ở mức phủ hợp với thực tế cung cầu xăng dầu trên thị trường từng giai đoạn và giúp thúc đầy tính cạnh tranh.
- Nhược điểm: Có nhiều mức giá xăng dầu trên thị trường, khi người dân chưa quen với việc này sẽ có phản ứng đối với giá xăng dầu của các doanh nghiệp có chi phí cao; đối với những địa bàn không có nhiều doanh nghiệp cung cấp xăng dầu cho thị trường (mức độ cạnh tranh kém), quy định này sẽ không khuyến khích doanh nghiệp tiết giảm chi phí kinh doanh để giảm giá bán, giá xăng dầu.
Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, do phát sinh chi phí cao, mức độ cạnh tranh thấp nên người dân tại các địa bàn này có thể phải mua xăng dầu với giá cao hơn các địa bàn khác.
Tóm lại, đề xuất này còn tồn tại những ưu nhược song song, và quá trình hoà thiện các quy định sửa đổi này vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến các chủ thể có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?