Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bổ sung ngành nghề, trình độ đào tạo mới có phải đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới có phải đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp?
- Không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi bổ sung ngành, nghề bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi bổ sung ngành, nghề bao gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi bổ sung ngành, nghề?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới có phải đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) có nội dung như sau:
Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại trụ sở chính thì được đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các trường hợp sau đây:
1. Bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới (trừ trường hợp tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này).
2. Vượt quá 10% tổng quy mô tuyển sinh/năm của các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề tại từng địa điểm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp.
4. Thành lập phân hiệu có tổ chức hoạt động đào tạo hoặc bổ sung địa điểm đào tạo ngoài địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
5. Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.
6. Đổi tên doanh nghiệp.
Theo đó, khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 nêu trên.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bổ sung ngành nghề, trình độ đào tạo mới có phải đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi bổ sung ngành, nghề bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 88/2022/NĐ-CP có nội dung như sau:
Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bổ sung ngành, nghề, trình độ đào tạo mới;
b) Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp;
c) Thành lập phân hiệu có tổ chức hoạt động đào tạo; chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo;
d) Bổ sung địa điểm đào tạo ngoài địa điểm đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
đ) Đổi tên doanh nghiệp.
Theo đó, nếu không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi bổ sung ngành, nghề, chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi bổ sung ngành, nghề bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) có quy định hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi bổ sung ngành, nghề bao gồm:
- Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) của doanh nghiệp hoặc bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp đối với trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính;
- Văn bản đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng bổ sung địa điểm đào tạo.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi bổ sung ngành, nghề?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP) có quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, doanh nghiệp gửi hồ sơ theo quy định qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền;
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ;
- Và cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?