Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện cấp giấy chứng nhận lần đầu như thế nào?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu như thế nào?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp những hoạt động nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bị thu hồi khi nào và ai thu hồi?
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện cấp giấy chứng nhận lần đầu như sau:
(*) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lần đầu giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo Mẫu số 15 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP;
- Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
- Bảng giá dịch vụ (nếu có);
- Yêu cầu hồ sơ của người đứng đầu:
(1) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe;
(2) bản sao có công chứng, chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên về ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp;
(3) bản sao có công chứng, chứng thực các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan đến dịch vụ đăng ký thành lập cơ sở;
(4) bản cam kết chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình theo Mẫu số 16 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP;
- Yêu cầu hồ sơ của nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:
(1) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe;
(2) bản sao có công chứng, chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
(3) bản sao có công chứng, chứng thực các văn bằng có liên quan đến dịch vụ dự kiến cung cấp;
(4) bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gửi trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử một (01) bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở để đề nghị cấp lần đầu giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Trường hợp gửi điện tử, thành phần hồ sơ như gửi trực tiếp được chụp (từ bản gốc) hoặc bản định dạng PDF có ký số. Tên văn bản được đặt tương ứng với tên giấy tờ, tài liệu gửi kèm.
(*) Trình tự, thủ tục như sau:
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ để hoàn thiện;
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp lần đầu giấy chứng nhận cho cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo Mẫu số 17 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận được gửi trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử theo địa chỉ đăng ký của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ. Trường hợp gửi điện tử, giấy chứng nhận được định dạng PDF có ký số.
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lần đầu như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp những hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:
+ Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
+ Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
+ Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
+ Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bị thu hồi khi nào và ai thu hồi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau đây:
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp đổi;
+ Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động;
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp không đúng quy định của pháp luật;
+ Cơ sở bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
+ Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, cơ sở không hoạt động.
Ngoài ra, cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là Sở văn hóa, thể thao và du lịch.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?