Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập khi nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thanh tra là gì?
Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ có phải là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội ban hành ngày 14/11/2022 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra.
Tại Điều 9 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, theo khoản 3 Điều 9 Luật Thanh tra 2022 nêu trên, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. Đây được xem là một điểm mới của Luật Thanh tra 2022 so với quy định hiện hành.
Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập khi nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thanh tra là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập khi nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Thanh tra 2022, việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như sau:
Việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước;
b) Được luật giao nhiệm vụ thanh tra.
2. Tổ chức của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập nếu đáp ứng 02 điều kiện sau:
- Được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước;
- Được luật giao nhiệm vụ thanh tra.
Khi có đủ 02 điều kiện trên, Chính phủ sẽ xem xét và quyết định thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ như thế nào?
Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ qaun thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Điều 35 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ
1. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động, của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
Theo đó, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ sẽ xem xét - đánh giá - xử lý việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý của cơ quan thuộc Chính Phủ.
Hoạt động thanh tra có mục đích và nguyên tắc ra sao?
Căn cứ theo nội dung tại Điều 3 Luật Thanh tra 2022:
Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, hoạt động thanh tra nhằm những mục đích sau:
- Phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;
- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nguyên tắc hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 4 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Như vậy, hoạt động thanh tra được thực hiện dựa trên 03 nguyên tắc nêu trên.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?