Cơ quan nào có trách nhiệm rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại?
- Cơ quan nào có trách nhiệm rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại?
- Trong Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ có những thông tin gì?
- Sau khi có kết luận rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ ra quyết định gì?
Cơ quan nào có trách nhiệm rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ
1. Trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời kéo dài hơn 03 năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tiến hành rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
2. Căn cứ kết luận rà soát giữa kỳ của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau đây:
a) Duy trì việc áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
c) Chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.
Như vậy theo quy định trên Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm tiến hành rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
Cơ quan nào có trách nhiệm rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại? (Hình từ Internet)
Trong Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ có những thông tin gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ
1. Chậm nhất 09 tháng trước ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ hết hiệu lực, Cơ quan điều tra thông báo về việc nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của Cơ quan điều tra, tổ chức, cá nhân có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
2. Việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm các nội dung sau:
a) Xác định mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
b) Đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
c) Những điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
d) Khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.
3. Nội dung quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm:
a) Gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Điều chỉnh mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
c) Điều chỉnh phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Như vậy theo quy định trên trong Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ có những thông tin sau:
- Gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ;
- Điều chỉnh mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
- Điều chỉnh phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Sau khi có kết luận rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ ra quyết định gì?
Căn cứ tại Điều 64 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
Căn cứ kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành một trong các quyết định sau đây:
1. Gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp kết luận cuối cùng xác định rằng nếu loại bỏ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
2. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp các nhà sản xuất trong nước đề nghị rà soát cuối kỳ rút Hồ sơ yêu cầu rà soát hoặc kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định không có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
Như vậy theo quy định trên sau khi có kết luận rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ ban hành một trong các quyết định sau đây:
- Gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp kết luận cuối cùng xác định rằng nếu loại bỏ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
- Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp các nhà sản xuất trong nước đề nghị rà soát cuối kỳ rút Hồ sơ yêu cầu rà soát hoặc kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định không có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?