Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh về thủ tục hành chính? Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan tiếp nhận phản ánh về thủ tục hành chính là cơ quan nào?
- Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành thông qua hình thức văn bản, điện thoại được thực hiện như thế nào?
- Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thông qua hình thức thông điệp dữ liệu điện tử được thực hiện như thế nào?
Cơ quan tiếp nhận phản ánh về thủ tục hành chính là cơ quan nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 48/2013/NĐ-CP) có quy định như sau:
Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
2. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối với hình thức phản ánh, kiến nghị thông qua Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước nào gửi Phiếu lấy ý kiến thì cơ quan đó tiếp nhận.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP thì quy định hành chính là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan tiếp nhận phản ánh về thủ tục hành chính được xác định là những cơ quan như sau:
- Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đối với hình thức phản ánh, kiến nghị thông qua Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước nào gửi Phiếu lấy ý kiến thì cơ quan đó tiếp nhận.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh về thủ tục hành chính? Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành thông qua hình thức văn bản, điện thoại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP), có quy định về quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính như sau:
- Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức văn bản, điện thoại, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận phải tuân thủ quy trình sau:
+ Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định này.
+ Nhận phản ánh, kiến nghị.
+ Vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
+ Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
+ Phản ánh, kiến nghị không tiếp nhận do không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định này;
++ Phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức;
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
++ Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận;
++ Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận.
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận.
+ Lưu giữ hồ sơ các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử những phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận.
Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thông qua hình thức thông điệp dữ liệu điện tử được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP), có quy định về quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thông qua hình thức thông điệp dữ liệu điện tử như sau:
- Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định tại các khoản 4 Điều 7 Nghị định này;
- Đăng nhập Cổng thông tin điện tử các Bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;
- Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
+ Phản ánh, kiến nghị không tiếp nhận do không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 4 Điều 7 Nghị định này;
+ Phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức;
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật thông qua Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
+ Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận;
+ Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận.
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý thông qua Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận.
- Lưu giữ thông điệp dữ liệu về các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận vào cơ sở dữ liệu của Cổng Thông tin điện tử các Bộ, ngành, địa phương hoặc Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?