Có phải giá xăng dầu được Bộ Công thương điều chỉnh giảm mạnh lên đến hơn 1.000 đồng/lít từ hôm nay (21/03/2022)?
- Giá cơ sở xăng dầu đã được điều chỉnh như thế nào? Chênh lệch giữa mức giá bán kỳ điều chỉnh này so với kỳ điều chỉnh trước là bao nhiêu?
- Thời gian thực hiện việc điều chỉnh giá bán xăng dầu là lúc nào?
- Xăng dầu có nằm trong danh mục mặt hàng bình ổn giá hay không?
- Có khi nào giá xăng bị trạm xăng bán cao hơn giá thị trường hay không?
Có phải giá xăng dầu được Bộ Công thương điều chỉnh giảm mạnh lên đến hơn 3.000 đồng/lít từ hôm nay (21/03/2022)?
Giá cơ sở xăng dầu đã được điều chỉnh như thế nào? Chênh lệch giữa mức giá bán kỳ điều chỉnh này so với kỳ điều chỉnh trước là bao nhiêu?
Trước những diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây và thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý cũ Nhà nước, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã quyết định điều chỉnh giá xăng dầu theo Công văn trên như sau:
- Trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
+ Xăng E5RON92: 200 đồng/lít;
+ Xăng RON95: 50 đồng/lít; - Dầu điêzen: 400 đồng/lít;
+ Dầu hỏa: 300 đồng/lít; - Dầu madút: 0 đồng/kg.
- Chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
+ Xăng E5RON92: 0 đồng/lít;
+ Xăng RON95: 0 đồng/lít;
+ Dầu điêzen: 0 đồng/lít;
+ Dầu hỏa: 0 đồng/lít;
+ Dầu madút: 0 đồng/kg.
Như vậy, sau khi thực hiện việc trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá cơ sở nêu trên.
So sánh với giá bán thị trường của kỳ điều chỉnh này với kỳ điều chỉnh trước thì có sự chênh lệnh như sau:
- Xăng ESRON92: không cao hơn 28.330 đồng/lít (giảm 655 đồng/lít so với giá thị trường cũ)
- Xăng RON95-III: không cao hơn 29.192 đồng/lít (giảm 632 đồng/lít so với giá thị trường cũ)
- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 23.633 đồng/lít (giảm 1.635 đồng/lít so với giá thị trường cũ)
- Dầu hỏa: không cao hơn 22.245 đồng/lít (giảm 1.673 đồng/lít so với giá thị trường cũ)
- Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 20.423 đồng/kg (giảm 564 đồng/lít so với giá thị trường cũ)
Như vậy, giá mua xăng thực tế giảm trung bình 632 - 655 đồng/lít và giá mua dầu thực tế giảm tối đa lên đến 1.673 đồng/lít.
Thời gian thực hiện việc điều chỉnh giá bán xăng dầu là lúc nào?
Theo Công văn 1403/BCT-TTTN năm 2022 thì thời gian thực hiện điều chỉnh giá bán xăng dầu như sau:
- Trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu: Áp dụng từ 15 giờ 00′ ngày 21 tháng 3 năm 2022.
- Điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu: Do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quy định nhưng không muộn hơn 15 giờ 00′ ngày 21 tháng 3 năm 2022 đối với các mặt hàng xăng dầu.
- Kể từ 15 giờ 00 ngày 21 tháng 3 năm 2022, là thời điểm Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ công bố tại Công văn này cho đến trước ngày Bộ Công Thương công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng đầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP, Thông tư 17/2021/TT-BCT, Thông tư 103/2021/TT-BTC, Thông tư 104/2021/TT-BTC.
Xăng dầu có nằm trong danh mục mặt hàng bình ổn giá hay không?
Theo Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ-CP thì các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá bao gồm:
- Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut;
- Điện bán lẻ;
- Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);
- Phân đạm urê; phân NPK;
- Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;
- Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
- Muối ăn;
- Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
- Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
- Thóc, gạo tẻ thường;
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, xăng dầu là mặt hàng nằm trong danh sách mặt hàng bình ổn giá.
Có khi nào giá xăng bị trạm xăng bán cao hơn giá thị trường hay không?
Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) thì:
"2. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, nếu có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao dẫn đến giá bán cao hơn giá điều hành, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công Thương) để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.
Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu có trách nhiệm thông báo giá bán với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính ngay sau khi quyết định giá bán xăng dầu của doanh nghiệp."
Do đó, cây xăng có toàn quyền quyết định giá bán buôn đối với xăng dầu và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, tuy nhiên giá sẽ không được vượt quá 2% giá điều hành công bố đối với một số trường hợp đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?