Có những phương thức cung cấp thông tin nào khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm? Ai có thẩm quyền cung cấp thông tin?
Có những phương thức cung cấp thông tin nào khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm?
Căn cứ vào Điều 50 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung cung cấp thông tin, phương thức yêu cầu cung cấp thông tin
1. Nội dung cung cấp thông tin là thông tin về biện pháp bảo đảm đã được đăng ký và trong phạm vi yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
2. Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Đối với thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, động sản, cây hằng năm, công trình tạm, nộp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo Mẫu số 09d hoặc Mẫu số 12c tại Phụ lục đến cơ quan đăng ký theo thẩm quyền tương ứng quy định tại khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 10 Nghị định này và theo cách thức quy định tại Điều 13 Nghị định này. Trường hợp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến thì áp dụng theo quy định trong nộp hồ sơ đăng ký tại Điều 24 Nghị định này.
Đối với thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay thì việc yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển hoặc pháp luật về hàng không;
b) Tự tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu thông qua mã số sử dụng cơ sở dữ liệu.
Tổ chức, cá nhân tự tra cứu thông tin theo quy định tại điểm này có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc gửi yêu cầu bằng văn bản đến cơ quan này.
Mã số sử dụng cơ sở dữ liệu có thể là mã số sử dụng thường xuyên hoặc mã số sử dụng một lần trong tra cứu thông tin.
Theo đó, người yêu cầu cung cấp thông tin có thể cung cấp thông về đăng ký biện pháp bảo đảm thông qua những phương thức như sau:
- Đối với thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, động sản, cây hằng năm, công trình tạm thì cần phải nộp phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
- Tự tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu thông qua mã số sử dụng cơ sở dữ liệu.
Có những phương thức cung cấp thông tin nào khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm? Ai có thẩm quyền cung cấp thông tin?
Thủ tục giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm như thế nào?
Căn cứ vào Điều 51 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục giải quyết yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin
1. Cơ quan đăng ký từ chối cung cấp thông tin và thực hiện việc từ chối áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu cung cấp thông tin không đúng thẩm quyền;
b) Kê khai Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không đúng hướng dẫn kê khai trên Mẫu số 09d, Mẫu số 12c tại Phụ lục hoặc kê khai thông tin không đúng với quy định của pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển hoặc pháp luật về hàng không;
c) Người yêu cầu cung cấp thông tin không nộp phí, trừ trường hợp pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan quy định khác.
2. Trường hợp không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký trả kết quả cung cấp thông tin cho người yêu cầu trong thời hạn quy định tại Điều 16 Nghị định này và theo cách thức quy định tại Điều 17 Nghị định này.
3. Việc sử dụng chữ ký, con dấu trong cung cấp thông tin áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, nếu như không có cơ sở để từ chối cung cấp thông tin thì cơ quan đăng ký trả kết quả cung cấp thông tin cho người yêu cầu trong cùng ngày làm việc với ngày nộp hồ sơ hợp lệ yêu cầu cung cấp thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm.
Cơ quan nào có thẩm quyền cung cấp thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm?
Tại Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong hoạt động cung cấp thông tin
1. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 10 Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải có quy định khác.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc đăng ký quyền lưu hành tài sản.
3. Tòa án nhân dân, Trọng tài, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, người có thẩm quyền của các cơ quan này.
4. Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên.
5. Cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của luật, người có thẩm quyền của cơ quan này.
Như vậy, Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, Tòa án nhân dân. Trọng tài, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên sẽ là những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm.
Nghị định 99/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?