Cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh được quy định như thế nào?
- Phát triển công nghiệp an ninh là gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý cơ sở công nghiệp an ninh?
- Cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh được quy định như thế nào?
- Chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh phải đáp ứng điều kiện gì?
Phát triển công nghiệp an ninh là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2020/NĐ-CP định nghĩa phát triển công nghệ an ninh như sau:
Phát triển công nghiệp an ninh là việc đầu tư các nguồn lực và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật để phát triển tiềm lực quốc gia về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng.
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý cơ sở công nghiệp an ninh?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đất phục vụ công nghiệp an ninh
1. Đất xây dựng, quy hoạch, phát triển cơ sở công nghiệp an ninh bao gồm đất an ninh và đất dành cho phát triển các khu công nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.
2. Doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được giao quản lý, vận hành các cơ sở công nghiệp an ninh thực hiện chế độ quản lý, sử dụng đất và được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp thuộc Bộ Công an có thẩm quyền quản lý cơ sở công nghiệp an ninh, ngoài ra những doanh nghiệp này còn được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất cơ sở công nghiệp an ninh.
Cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh như sau:
- Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh được hưởng cơ chế khuyến khích và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, phát triển công nghiệp an ninh được ưu tiên đăng ký các đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp bộ, cấp nhà nước theo quy định hiện hành.
Cơ chế, chính sách nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp an ninh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh
1. Chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh phải tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của công nghiệp quốc gia và công nghiệp quốc phòng để xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh; bảo đảm vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ ngày càng tiên tiến, hiện đại;
b) Bảo đảm cân đối, đồng bộ, có quy mô hợp lý, được bố trí phù hợp tại các địa bàn chiến lược;
c) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Căn cứ để xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
a) Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Chiến lược bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng Công an nhân dân;
c) Quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, công nghiệp quốc phòng, khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
3. Nội dung chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh, gồm:
a) Xác định mục tiêu, phạm vi, nhiệm vụ chương trình, kế hoạch, dự án trọng điểm;
b) Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh;
c) Cân đối các nguồn lực, điều kiện bảo đảm, giải pháp thực hiện.
Như vậy theo quy định trên chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển công nghiệp an ninh phải đáp ứng điều kiện sau:
- Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của công nghiệp quốc gia và công nghiệp quốc phòng để xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh; bảo đảm vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
- Bảo đảm cân đối, đồng bộ, có quy mô hợp lý, được bố trí phù hợp tại các địa bàn chiến lược.
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng hứa thưởng là gì? Điều kiện để hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực là gì theo quy định pháp luật?
- Tải mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán Mẫu số 4 Quyết định 866? Hồ sơ bổ nhiệm lại Thẩm phán?
- Người nộp thuế có thế gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bằng hình thức nào?
- Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm?
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào theo quy định?