Cơ cấu và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường đào tạo, bồi dưỡng công lập cơ quan nhà nước được quy định thế nào?
- Cơ cấu của trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền của người học tại trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Cơ cấu của trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng
...
4. Các trường đào tạo, bồi dưỡng là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập hội đồng trường (trừ các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị và các trường đào tạo, bồi dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân) để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và những quy định sau:
a) Cơ cấu thành viên của hội đồng trường bao gồm: chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, bí thư cấp ủy trường, chủ tịch công đoàn trường, đại diện cơ quan quản lý trực tiếp, đại diện đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đại diện người học và các thành viên khác; cơ quan quản lý trực tiếp trường đào tạo, bồi dưỡng quy định chi tiết việc thành lập, hoạt động của hội đồng trường và quyết định thành lập hội đồng trường của trường đào tạo, bồi dưỡng;
b) Hội đồng trường thông qua và trình cơ quan quản lý trực tiếp phê duyệt hoặc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường đào tạo, bồi dưỡng; phê duyệt định hướng phát triển đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng; phê duyệt định hướng phát triển và chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, viên chức và người lao động; phê duyệt chính sách hỗ trợ người học;
c) Hiệu trưởng không kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng trường; hiệu trưởng trình những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng trường.
Theo đó, trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan, nhà nước có cơ cấu gồm:
Thành viên của hội đồng trường bao gồm: Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng, bí thư cấp ủy trường, chủ tịch công đoàn trường, đại diện cơ quan quản lý trực tiếp, đại diện đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đại diện người học và các thành viên khác;
Lưu ý: cơ quan quản lý trực tiếp trường đào tạo, bồi dưỡng quy định chi tiết việc thành lập, hoạt động của hội đồng trường và quyết định thành lập hội đồng trường của trường đào tạo, bồi dưỡng.
Hiệu trưởng không kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng trường.
Cơ cấu và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường đào tạo, bồi dưỡng công lập cơ quan nhà nước được quy định thế nào?
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan, nhà nước như sau:
- Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
+ Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng do người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp hoặc người đứng đầu trường đào tạo, bồi dưỡng quy định theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
+ Giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do Hiệu trưởng trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định và sử dụng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng hoặc tổ chức biên soạn, trình cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm định, phê duyệt.
- Hình thức công nhận tốt nghiệp trình độ đào tạo, hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng
+ Hiệu trưởng của trường đào tạo, bồi dưỡng cấp cho người học văn bằng sau khi tốt nghiệp trình độ đào tạo; chứng chỉ sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng;
+ Văn bằng và việc quản lý văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
+ Văn bằng và việc quản lý văn bằng (trừ văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân) tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hệ thống trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Chứng chỉ và việc quản lý chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của pháp luật;
Chứng chỉ và việc quản lý chứng chỉ chương trình bồi dưỡng (trừ chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân) do người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp hoặc người đứng đầu trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình bồi dưỡng.
Nhiệm vụ và quyền của người học tại trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 103/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền của người học tại trường đào tạo, bồi dưỡng công lập của cơ quan, nhà nước được quy định như sau:
- Học tập, nghiên cứu, rèn luyện theo quy định;
- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường đào tạo, bồi dưỡng;
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện;
- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của trường đào tạo, bồi dưỡng;
- Được đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định đối với người học của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Người học là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ lực lượng vũ trang được cơ quan, tổ chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định về quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ lực lượng vũ trang được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Nghị định 103/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản đăng ký Đề nghị xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là mẫu nào? Tải về mẫu bản đảng ký?
- Năm cá nhân thần số học là gì? Cách tính như thế nào? Xem thần số học có phải là mê tín dị đoan?
- Mẫu đơn dự thầu một giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn một túi hồ sơ dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về?
- Nghị định 158/2024 quy định về hoạt động vận tải đường bộ thế nào? Tải về Nghị định 158/2024 quy định về hoạt động vận tải đường bộ ở đâu?
- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu bầu cấp ủy Chi bộ - bầu có số dư? Quy định về số dư và danh sách bầu cử tại đại hội chi bộ?