Cơ cấu tổ chức, thành phần của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương được quy định ra sao?
Cơ cấu tổ chức, thành phần của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2024, Cơ cấu tổ chức; thành phần của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương như sau:
Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng.
(1) Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ.
(2) Các Phó Chủ tịch gồm:
- Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng;
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng;
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng.
(3) Các thành viên Ủy viên Hội đồng gồm:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Công an;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
- Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương;
- Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương;
- Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Ủy viên thường trực Hội đồng.
(4) Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng; các Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên thường trực Hội đồng.
(5) Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng.
Cơ cấu tổ chức, thành phần của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 5 Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2024 như sau:
- Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước.
- Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.
- Hướng dẫn tổ chức hoạt động và bình xét thi đua của cụm thi đua, khối thi đua do Hội đồng tổ chức.
- Xem xét, cho ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu đối với các danh hiệu vinh dự nhà nước “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 (gọi tắt là danh hiệu Anh hùng) để tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy định về Công tác kiểm tra của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ra sao?
Công tác kiểm tra của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương theo quy định tại Điều 14 Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2024 như sau:
Định kỳ hằng năm, Hội đồng ban hành kế hoạch kiểm tra thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các bộ, ban, ngành, tỉnh để đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn để kịp thời chỉ đạo khắc phục và đề ra các giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
Nội dung kiểm tra: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ban, ngành, tỉnh trong việc triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; việc tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; kết quả đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; triển khai tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp phải được lấy ý kiến của ai? Trường hợp mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán chi phí khảo sát xây dựng mới nhất? Công thức xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng?
- Trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì theo Thông tư 03?
- Thời hạn gửi báo cáo để hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc Hội là bao lâu?
- Chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là ai? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại phải có bao nhiêu thành viên?