Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị lực lượng vũ trang nhân dân được quy định thế nào?
Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
Căn cứ taị Điều 2 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí pháp lý của trường đào tạo, bồi dưỡng
Trường đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
1. Trường của cơ quan nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.
2. Trường của tổ chức chính trị là cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Trường của tổ chức chính trị - xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
4. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân là đơn vị trực thuộc các cấp quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nằm trong tổ chức, biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam.
Theo đó, Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân hay còn gọi là trường đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị lực lượng vũ trang nhân dân được quy định thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đào tạo, bồi dưỡng là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
+ Trường đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
+ Trường đào tạo, bồi dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh.
- Về đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ở cấp học khác:
+ Trường đào tạo, bồi dưỡng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo các trình độ của giáo dục đại học thì thực hiện hoạt động đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học theo quy định như đối với cơ sở giáo dục đại học và quy định tại Nghị định 103/2022/NĐ-CP
+ Trường đào tạo, bồi dưỡng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì thực hiện hoạt động đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định như đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy định tại Nghị định 103/2022/NĐ-CP
+ Trường đào tạo, bồi dưỡng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học thì thực hiện hoạt động giáo dục và bảo đảm chất lượng theo quy định như đối với các cơ sở giáo dục của cấp học đó và quy định tại Nghị định 103/2022/NĐ-CP
+ Việc đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp phải phục vụ nhu cầu phát triển nhân lực của ngành, lĩnh vực phù hợp chủ trương của Đảng, khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của xã hội.
- Về hoạt động khoa học và công nghệ
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan tới hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
+ Trường đào tạo, bồi dưỡng có đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp thì thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan tới hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Về các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục:
+ Tuyển dụng, quản lý, sử dụng, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với từng hoạt động giáo dục;
+ Huy động và quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, thư viện, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
- Về quản lý và hỗ trợ người học
+ Quản lý người học, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục;
+ Thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Về thông tin, báo cáo và trách nhiệm giải trình
+ Thực hiện chế độ báo cáo, công khai thông tin, kết nối và cập nhật dữ liệu ngành theo quy định đối với mỗi hoạt động giáo dục;
+ Thực hiện tự đánh giá chất lượng và kiểm định theo quy định đối với chương trình đào tạo của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
+ Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đào tạo, bồi dưỡng đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao, theo quy định của Đảng và pháp luật có liên quan.
Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 103/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng
1. Cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội phải phù hợp với cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm:
a) Hiệu trưởng, giám đốc (gọi chung là hiệu trưởng); phó hiệu trưởng, phó giám đốc (gọi chung là phó hiệu trưởng);
b) Hội đồng trường, hội đồng học viện (gọi chung là hội đồng trường) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này và của pháp luật có liên quan;
c) Hội đồng khoa học và đào tạo;
d) Khoa, phòng chức năng; đơn vị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học;
đ) Các đơn vị, tổ chức khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đào tạo, bồi dưỡng.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:
- Hiệu trưởng, giám đốc (gọi chung là hiệu trưởng); phó hiệu trưởng, phó giám đốc (gọi chung là phó hiệu trưởng);
- Hội đồng trường, hội đồng học viện
- Hội đồng khoa học và đào tạo;
- Khoa, phòng chức năng; đơn vị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học;
- Các đơn vị, tổ chức khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đào tạo, bồi dưỡng.
Nghị định 103/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2023 và thay thế Nghị định 125/2011/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?