Có cần phải ghi số lượng lao động dự kiến khi điền Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hay không?
Có cần phải ghi số lượng lao động dự kiến khi điền Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020 về nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp như sau:
Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động dự kiến;
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì số lượng lao động dự kiến là một trong những nội dung chủ yếu cần có trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Khi thực hiện đề nghị đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp cần ghi số lượng lao động dự kiến vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Có cần phải ghi số lượng lao động dự kiến khi điền Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định hiện nay gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp được xác định như sau:
Loại hình doanh nghiệp | Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp |
Doanh nghiệp tư nhân | - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. |
Công ty hợp danh | - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách thành viên. - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. |
Công ty trách nhiệm hữu hạn | - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách thành viên. - Bản sao các giấy tờ sau đây: + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; + Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. |
Công ty cổ phần | - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. - Bản sao các giấy tờ sau đây: + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; + Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. |
Có mấy phương thức thực hiện đăng ký doanh nghiệp?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Như vậy, có 03 phương thức được thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?