Có bắt buộc phải xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trong lớp hòa nhập không?

Có bắt buộc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trong lớp học hoà nhập không? anh Hòa (Đà Nẵng)

Có bắt buộc phải xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trong lớp hòa nhập không?

Kể hoạch giáo dục cá nhân đối với trẻ khuyết tật được quy định tại Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:

Kế hoạch giáo dục cá nhân
1. Mỗi người khuyết tật học hòa nhập có kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Kế hoạch giáo dục cá nhân do giáo viên, giảng viên phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, gia đình người khuyết tật xây dựng trên cơ sở khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học phù hợp với Điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.
3. Kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; Mục tiêu năm học và Mục tiêu học kỳ; thời gian, nội dung, biện pháp và người thực hiện; kết quả đánh giá và Điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.

Như vậy, theo quy định trên, mỗi người khuyết tật hòa nhập có kế hoạch giáo dục cá nhân.

Theo đó, kế hoạch giáo dục cá nhân do giáo viên, giảng viên phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, gia đình người khuyết tật xây dựng trên cơ sở khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học phù hợp với Điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.

Kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các thông tin sau:

- Khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân.

- Mục tiêu năm học và Mục tiêu học kỳ.

- Thời gian, nội dung, biện pháp và người thực hiện.

- Kết quả đánh giá và Điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.

Bên cạnh đó, tại Điều 14 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về nghiệm vụ của người khuyết tật đối với kế hoạch giáo dục cá nhân như sau:

Nhiệm vụ của người khuyết tật
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của người học theo quy định, người khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Học tập và rèn luyện theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật
2. Thông tin tình hình sức khỏe, khả năng học tập, đề xuất nhu cầu hỗ trợ với gia đình, cơ sở giáo dục khi cần thiết.
3. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

Theo đó, người khuyết tật phải học tập và rèn luyện theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

Có bắt buộc phải xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trong lớp hòa nhập không?

Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật là gì?

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ tại Điều 11 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT sau đây:

- Tôn trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật.

- Bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật của cá nhân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.

- Phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật lập kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

- Phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập.

- Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

- Phối hợp với đồng nghiệp, gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện đối với người khuyết tật.

- Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập.

Như vậy, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập phải phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật lập kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

Tại Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT cũng quy định về quyền của giáo viên, giảng viên.

Ngoài các quyền theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:

- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.

- Được tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.

- Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập.

- Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.

Cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập có nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục?

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập được quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục.

- Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập; tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

- Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục.

- Phối hợp với gia đình, cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cơ sở giáo dục chuyên biệt thực hiện giáo dục hòa nhập.

- Hỗ trợ thực hiện các hoạt động can thiệp sớm và phát triển kỹ năng cơ bản cho người khuyết tật để hòa nhập cộng đồng.

- Cung cấp thông tin về giáo dục của người khuyết tật đang học hòa nhập tại cơ sở giáo dục cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

- Phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập.

- Huy động nhân lực hỗ trợ giáo dục hòa nhập và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật.

Trẻ em khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trẻ em khuyết tật có được học mẫu giáo nhiều hơn một năm không?
Pháp luật
Hộ gia đình nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc bao nhiêu?
Pháp luật
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội hàng tháng dành cho trẻ em khuyết tật vận động nặng mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Lớp mẫu giáo độc lập có được nhận chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập hay không?
Pháp luật
Trẻ em học ở trường mầm non là trẻ em khuyết tật vượt quá độ tuổi trẻ em mầm non theo quy định thì có được học không?
Pháp luật
Tải về mẫu Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội hàng tháng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng ở đâu?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật đi học mẫu giáo có thuộc nhóm đối tượng được miễn đóng học phí theo quy định hay không?
Pháp luật
Giáo viên dạy tại trường trung cấp nghề dành riêng cho trẻ em khuyết tật được hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật có quyền có họ tên từ khi nào? Trong những trường hợp nào thì trẻ em khuyết tật được thay đổi tên của mình?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch kể từ thời điểm nào? Trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ nào?
Pháp luật
Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật là ông, bà, người thân thích khác không phải cha mẹ thì có cần văn bản ủy quyền của cha, mẹ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em khuyết tật
4,581 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào