Có bao nhiêu loại tranh chấp về quyền liên quan theo quy định mới nhất tại Nghị định 17/2023/NĐ-CP?
Có mấy loại tranh chấp về quyền liên quan theo quy định mới nhất tại Nghị định 17/2023/NĐ-CP?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Tại đây
Tại Điều 63 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Các tranh chấp về quyền liên quan
1. Tranh chấp về chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
2. Tranh chấp giữa người biểu diễn với người khai thác, sử dụng các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
3. Tranh chấp giữa nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình với người khai thác, sử dụng các quyền tài sản đối với bản ghi âm, ghi hình.
4. Tranh chấp giữa tổ chức phát sóng với người khai thác, sử dụng các quyền tài sản đối với chương trình phát sóng.
5. Tranh chấp giữa người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền vì lý do việc sử dụng mâu thuẫn với việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền vì lý do người sử dụng không trả tiền bản quyền hoặc việc sử dụng mâu thuẫn với việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
7. Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền liên quan, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền liên quan hoặc tranh chấp về hợp đồng tư vấn, dịch vụ quyền liên quan.
8. Tranh chấp phát sinh do hành vi xâm phạm quyền liên quan.
9. Tranh chấp về thừa kế quyền liên quan.
10. Tranh chấp khác về quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quy định nêu trên đã xác định 10 loại tranh chấp về quyền liên quan.
Có mấy loại tranh chấp về quyền liên quan theo quy định mới nhất tại Nghị định 17/2023/NĐ-CP?
Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 69 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được xác định như sau:
Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:
a) Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại: Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là kết quả (sản phẩm) của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó;
b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này: Người bị thiệt hại có thể đạt được (thu được) lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó trong điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra;
c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó: Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất hoặc tinh thần và sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm; giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả.
3. Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan.
Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả giám định và bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức độ thiệt hại.
Như vậy, việc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Theo đó, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
Chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 78 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tài liệu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi âm, ghi hình đối tượng bị xem xét;
- Bản giải trình, so sánh giữa đối tượng bị xem xét với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
- Biên bản, lời khai, vi bằng, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?