Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu mới? Hồ sơ mời thầu gồm những giấy tờ nào?
Có bao nhiêu hình thức lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu mới?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Như vậy, hiện tại có 9 hình thức lựa chọn nhà thầu gồm có:
- Đấu thầu rộng rãi;
- Đấu thầu hạn chế;
- Chỉ định thầu;
- Chào hàng cạnh tranh;
- Mua sắm trực tiếp;
- Tự thực hiện;
- Tham gia thực hiện của cộng đồng;
- Đàm phán giá;
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác các hình thức nêu trên, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo hồ sơ năng lực của nhà thầu khi đấu thấu qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thấu quốc gia
Có bao nhiêu các hình thức lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu mới? Hồ sơ mời thầu gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ mời thầu gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 44 Luật Đấu thầu 2023 quy định về nội dung này như sau:
Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
d) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
đ) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
e) Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
g) Các hồ sơ, bản vẽ và các nội dung khác (nếu có).
Như vậy, hồ sơ mời thầu bao gồm:
- Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
- Bảng dữ liệu đấu thầu;
- Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
(Lưu ý: Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;)
- Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
- Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
- Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
- Các hồ sơ, bản vẽ và các nội dung khác (nếu có).
Quy định chung về ngôn ngữ và đồng tiền dự thầu theo Luật Đấu thầu mới như thế nào?
(1) Về đồng tiền dự thầu
Căn cứ tại Điều 13 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Đồng tiền dự thầu
1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
2. Đối với đấu thầu quốc tế:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 03 loại tiền tệ;
b) Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng 02 hoặc 03 loại tiền tệ thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về 01 loại tiền tệ; trường hợp trong số các đồng tiền đó có Đồng Việt Nam thì phải quy đổi về Đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư phải chào thầu bằng Đồng Việt Nam;
d) Đối với chi phí ở nước ngoài liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, Đồng Việt Nam.
Theo đó, đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
Đối với đấu thầu quốc tế thì đồng tiền sử dụng trong đấu thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Đấu thầu 2023 nêu trên.
(2) Về ngôn ngữ
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đấu thầu 2023 quy định ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
1. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
2. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Theo đó, ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
Trường hợp đấu thầu quốc tế thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.
Nếu ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?