Có bao nhiêu danh mục sách giáo khoa lớp 1 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay?
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
- Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
- Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
- UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tài liệu giáo dục địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Hiện nay, có bao nhiêu danh mục sách giáo khoa lớp 1 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông? (Hình internet)
Có bao nhiêu danh mục sách giáo khoa lớp 1 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay?
Từ ngày 21/2/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hàng Quyết định 512/QĐ-BGDĐT năm 2020 phê duyệt 07 Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT).
Cụ thể, có 07 sách giáo khoa được áp dụng cho đến hôm nay bao gồm:
TT | Tên sách | Tên tác giả | Nhà xuất bản |
1. | Tự nhiên và Xã hội 1 | Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Phạm Phương Anh, Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phượng. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
2. | Giáo dục Thể chất 1 | Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Lê Anh Thơ (Chủ biên), Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Phạm Mai Vương. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
3. | Giáo dục Thể chất 1 | Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Trần Thanh Dũng, Lê Hải, Nguyễn Đình Phát, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Trần Minh Tuấn. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
4. | Giáo dục Thể chất 1 | Hồ Đắc Sơn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Duy Tuyến. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
5. | Hoạt động trải nghiệm 1 | Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh (Chủ biên), Bùi Thị Hương Liên, Lê Thị Thắm. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
6. | Hoạt động trải nghiệm 1 | Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
7. | Tiếng Anh 1 (Phonics - Smart) | Nguyễn Thu Hiền (Chủ biên), Quản Lê Duy. | Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
Học sinh lớp 1 phải học bao nhiêu môn theo Chương trình giáo dục phổ thông?
- Tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Hiện nay, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
- Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
- Cụ thể căn cứ theo Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn học tổng thể Chương trình giáo dục các cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) phải học, bao gồm:
*Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn
- Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm)
- 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2)).
- Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).
*Lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo như sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5
Như vậy, lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?