Có bao nhiêu chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề theo Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023?
- Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định có bao nhiêu chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề?
- Nguyên tắc hành nghề khám bệnh chữa bệnh dựa theo Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 như thế nào?
- Nội dung đăng ký hành nghề bao gồm những gì?
- Cơ sở khám bệnh chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như thế nào?
Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định có bao nhiêu chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định những chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề như sau:
Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Như vậy, Theo Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 có 10 chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề, cụ thể như sau: Bác sỹ; Y sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Dinh dưỡng lâm sàng; Cấp cứu viên ngoại viện; Tâm lý lâm sàng; lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định có bao nhiêu chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hành nghề khám bệnh chữa bệnh dựa theo Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định nguyên tắc đăng ký hành nghề cụ thể như sau:
- Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
+ Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
+ Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
+ Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
+ Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
+ Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
+ Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
+ Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
+ Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nội dung đăng ký hành nghề bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định nội dung đăng ký hành nghề gồm những nội dung như sau:
(1) Nội dung đăng ký hành nghề gồm những nội dung sau:
- Thứ nhất, Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề;
- Thứ hai, chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện;
- Thứ ba, địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
- Thứ tư, thời gian hành nghề;
- Thứ năm, phạm vi hành nghề;
- Thứ sáu, ngôn ngữ mà người hành nghề nước ngoài sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Lưu ý: Việc kê khai danh sách đăng ký hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP và phải được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh chữa bệnh xác nhận và đóng dấu (nếu có). Tại đây
Trường hợp trong danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này có người hành nghề đang tham gia hành nghề tại một cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác thì phải kê khai thêm thông tin về việc hành nghề tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác đó.
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định việc Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đăng ký hành nghề cho người hành nghề làm việc tại cơ sở của mình như sau:
- Gửi danh sách đăng ký hành nghề cùng thời điểm với thời điểm đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
- Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động thì phải gửi danh sách đăng ký hành nghề đã thay đổi theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Tại đây
- Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong quá trình hoạt động thì phải gửi văn bản đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cụ thể như sau:
+ Trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở: báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ thời điểm người hành nghề chấm dứt hành nghề tại cơ sở;
+ Trường hợp bổ sung người hành nghề: gửi danh sách đăng ký hành nghề đã bổ sung theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP về cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong thời gian 10 ngày kể từ thời điểm bổ sung người hành nghề. Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?