Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An năm 2022: Hồ sơ đề nghị, trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Thanh Hóa và Nghệ An gồm những thành phần nào?
- Trình tự tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Thanh Hóa, Nghệ An?
- Quy trình xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Thanh Hóa, Nghệ An?
Hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Thanh Hóa và Nghệ An gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 14/2022/QĐ-TTg quy định về hồ sơ chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác tại Thanh Hóa và Nghệ An như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hồ sơ bao gồm:
+ Bản chính văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
+ Bản chính báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện);
+ Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án là một trong các tài liệu sau: Bản chính đánh giá sơ bộ tác động môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản sao giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về đầu tư;
+ Bản chính báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng), loài cây trồng.
Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thì hình thức hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Như vậy, tổ chức, cá nhân muốn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Thanh Hóa, Nghệ An thì cần chuẩn bị hồ sơ theo các thành phần kể trên rồi nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương.
Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An năm 2022: Hồ sơ đề nghị, trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?
Trình tự tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Thanh Hóa, Nghệ An?
Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ được thực hiện theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 14/2022/QĐ-TTg như sau:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có rừng thực hiện:
+ Niêm yết công khai việc chuyển mục đích sử dụng rừng tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã nơi có rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng, thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày làm việc;
+ Lấy ý kiến của chủ rừng, cộng đồng dân cư nơi có rừng. Nội dung lấy ý kiến: ảnh hưởng của việc chuyển mục đích sử dụng rừng đến đời sống của chủ rừng, tác động đến cộng đồng dân cư. Hình thức lấy ý kiến trực tiếp hoặc thông qua cuộc họp.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lấy ý kiến của chủ rừng và cộng đồng dân cư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quy trình xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác tại Thanh Hóa, Nghệ An?
Theo khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 3 Quyết định 14/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Nội dung thẩm định gồm:
- Cơ sở pháp lý;
- Thành phần, nội dung hồ sơ;
- Sự cần thiết đầu tư dự án;
- Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng), loài cây trồng;
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội; đánh giá tác động đến môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công; kết quả lấy ý kiến của chủ rừng, cộng đồng dân cư nơi có rừng.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Hồ sơ gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những nội dung cơ bản:
- Thông tin chung về dự án;
- Sự cần thiết đầu tư dự án;
- Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng); loài cây trồng;
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội; mức độ tác động đến môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư và đầu tư công; kết quả lấy ý kiến của chủ rừng, cộng đồng dân cư nơi có rừng.
Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chuyển mục địch sử dụng rừng sang mục đích khác.
Sau khi có kể quả thẩm định nội dung, trong vòng 10 ngày thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Nếu như kết quả thẩm định nội dung không đạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân gửi đề nghị.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sau khi nhận được kết quả thẩm định thì phải xe xét, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?