Chuyển dịch bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A thành nhóm B theo Nghị quyết 97/2023/NQ-CP như thế nào?
Việc chuyển dịch bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A thành nhóm B như thế nào?
Căn cứ tại Mục 11 Chương I Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2023, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chú trọng thực hiện các nội dung sau:
- Tiếp tục tiếp tục triển khai hiệu quả phòng chống dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh khác; bảo đảm có đủ vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Khẩn trương quyết định chuyển dịch bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A thành nhóm B.
Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.
Việc chuyển dịch bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A thành nhóm B theo Nghị quyết 97/2023/NQ-CP năm 2023 như thế nào? (Hình từ internet)
Bệnh truyền nhiễm nhóm A và nhóm B bao gồm các loại bệnh nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 và Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 quy định như sau:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh và bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV;
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota) và bệnh do vi rút Zika;
...
Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay bệnh truyền nhiễm nhóm A và nhóm B gồm có các loại bệnh như sau:
- Bệnh truyền nhiễm nhóm A: Bệnh bại liệt; Bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh và bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV;
- Bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota) và bệnh do vi rút Zika.
Phòng chống bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
3. Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
4. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
Theo đó, việc phòng chống bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
- Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.
- Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?