Chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 như thế nào?
Ngày 31/10/2023, Chính phủ ra Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 49-KL/TW năm 2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục đích của Chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục I Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023, Chính phủ quy định về mục đích của chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 như sau:
- Tổ chức quán triệt sâu sắc, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả Kết luận 49-KL/TW năm 2023 của Bộ Chính trị.
- Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kết luận 49-KL/TW năm 2023.
Chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 như thế nào? (Hình từ internet)
Mục tiêu chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 thế nào?
Theo đó, tại tiểu mục 3 Mục I Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đưa ra mục tiêu cụ thể về chương trình phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
Mục tiêu đến năm 2025:
- Hoàn thành các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021 - 2025), quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đường sắt, quy hoạch chung xây dựng đô thị để cụ thể hóa Kết luận 49-KL/TW năm 2023 và quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Triển khai công tác lập đề xuất chủ trương đầu tư các tuyến đường sắt xây dựng mới, đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2030.
- Tiếp tục triển khai, hoàn thành các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia hiện có đã xác định nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2021 - 2025.
Mục tiêu đến năm 2030:
- Phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam các đoạn ưu tiên Hà Nội - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.
- Phấn đấu khởi công một số tuyến đường sắt kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế (Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hòa - Vũng Tàu), cửa khẩu quốc tế (Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ), cảng hàng không quốc tế (Thủ Thiêm - Long Thành), tuyến đường sắt vành đai phía Đông khu đầu mối Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Yên Viên - Bắc Hồng - Thạch Lỗi), tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; đầu tư hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
- Phấn đấu xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 50% tổng chiều dài đường sắt đô thị được quy hoạch tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Triển khai quy hoạch, tùy theo nhu cầu vận tải sẽ nghiên cứu huy động nguồn vốn đầu tư một số tuyến đường sắt đô thị tại các đô thị lớn có quy mô dân số trên 01 triệu dân.
- Triển khai cải tạo, nâng cấp, điện khí hóa một số đoạn tuyến, tuyến đường sắt quốc gia hiện có để bảo đảm an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác và thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Mục tiêu đến năm 2045:
- Hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
- Hoàn thành tuyến đường sắt khu đầu mối thành phố Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt kết nối với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế), các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.
- Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035; phấn đấu hoàn thành một số tuyến đường sắt đô thị tại các đô thị có quy mô dân số trên 01 triệu dân.
- Phấn đấu cơ bản hoàn thành cải tạo, nâng cấp, điện khí hóa các tuyến đường sắt hiện có, đáp ứng yêu cầu COP26.
Hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển giao thông đường sắt thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023, Chính phủ có đưa ra nhiệm vụ, giải pháp về việc hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển giao thông đường sắt như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành đường sắt theo hướng đẩy mạnh đầu tư phát triển; đa dạng hóa, huy động tối đa nguồn lực đầu tư phát triển đường sắt; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương để đầu tư, phát triển công nghiệp, nguồn nhân lực cho đường sắt.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để tạo môi trường thuận lợi, thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đường sắt; nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thủ tục đầu tư.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước theo hướng các địa phương được sử dụng ngân sách địa phương tham gia đầu tư phát triển đường sắt quốc gia qua địa bàn.
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt.
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong đầu tư, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ đường sắt; ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm để phát triển khoa học, công nghệ đường sắt.
- Rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá về chuyên ngành đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia xây dựng, quản lý đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?