Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Tăng cường chất lượng bữa ăn học đường cho trẻ từ trên 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo?
- Kết quả giám sát thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Kết quả giám sát thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Kết quả giám sát thực hiện Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Kết quả giám sát thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư10/2022/TT-BLĐTBXH quy định kết quả giám sát hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo như sau:
“II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT
...
1. Kết quả thực hiện các nội dung giám sát: chi tiết theo các nội dung tại khoản 5 Mục I nêu trên, trong đó cần làm rõ tình hình thực hiện, kết quả thực hiện Chương trình theo các dự án, tiểu dự án:
a) Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác(theo các nguồn) cho Dự án 1.
- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).
+ Số công trình được đầu tư trong đó: đầu tư mới, công trình chuyển tiếp, công trình duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công trình, với mỗi công trình đầu tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số).
- Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủtướng Chính phủ phê duyệt.
+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).
+ Số công trình được đầu tư mới, duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công trình, với mỗi công trình đầu tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số).”
Như vậy, công trình đầu tư mới, duy tu bảo dưỡng cấp cho các đối tượng có sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số sẽ được ghi nhận trong kết quả giám sát thực hiện hỗ trợ đầu từ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn.
Kết quả giám sát thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định kết quả giám sát đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo như sau:
“II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT
...
1. Kết quả thực hiện các nội dung giám sát: chi tiết theo các nội dung tại khoản 5 Mục I nêu trên, trong đó cần làm rõ tình hình thực hiện, kết quả thực hiện Chương trình theo các dự án, tiểu dự án:
…
b) Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
- Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).
- Số mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất được hỗ trợ (phân loại mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất theo loại hình nông, lâm, ngư nghiệp và phi nông nghiệp; ngành nghề dịch vụ; khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; quy mô mô hình hoặc dự án giảm nghèo, với mỗi mô hình hoặc dự án giảm nghèo ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số), có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.”
Như vậy, trong trong kết quả giám sát thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo phải bao gồm việc ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Tăng cường chất lượng bữa ăn học đường cho trẻ từ trên 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo?
Kết quả giám sát thực hiện Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định kết quả giám sát hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng như sau:
“II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT
...
1. Kết quả thực hiện các nội dung giám sát: chi tiết theo các nội dung tại khoản 5 Mục I nêu trên, trong đó cần làm rõ tình hình thực hiện, kết quả thực hiện Chương trình theo các dự án, tiểu dự án:
…
c) Dự án 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
- Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).
+ Số mô hình hoặc dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; quy mô mô hình hoặc dự án giảm nghèo phát triển sản xuất, với mỗi mô hình hoặc dự án giảm nghèo ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong đó: hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo), có
gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng
+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).
+ Tăng cường việc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn: Số trẻ dưới 5 tuổi được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, số bà mẹ có con dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai được tư vấn dinh dưỡng, số phụ nữ có thai được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng, số trẻ được theo dõi và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng.
+ Tăng cường hoạt động chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc cho trẻ học đường (trẻ từ trên 5 đến dưới 16 tuổi): Số trẻ được tư vấn dinh dưỡng, số trẻ suy dinh dưỡng được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng."
Theo đó, công tác tăng cường hoạt động chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc cho trẻ học đường (trẻ từ trên 5 đến dưới 16 tuổi): Số trẻ được tư vấn dinh dưỡng, số trẻ suy dinh dưỡng được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cũng được đảm bảo trong kết quả giám sát thực hiện hỗ trợ sản phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng là một trong những yêu cầu giảm nghèo bền vững.
Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/07/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?