Chương trình mục tiêu quốc gia: Đảm bảo thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép nguồn vốn nhằm tránh phát sinh nợ đọng?
- Các cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia phải thực hiện những nội dung nào?
- Các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao được quy định ra sao?
- Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia?
Các cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia phải thực hiện những nội dung nào?
Tại Mục 1 Công điện 501/CĐ-TTg năm 2022 về đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ điện quy định về cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau:
- Lập, phê duyệt, giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để đảm bảo đầy đủ cơ sở cho tổ chức thực hiện, giải ngân nguồn vốn của các chương trình ngay sau khi được giao vốn.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp, lãng phí; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật trong quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Chương trình mục tiêu quốc gia: Đảm bảo thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép nguồn vốn nhằm tránh phát sinh nợ đọng?
Các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao được quy định ra sao?
Đối với quy định tại Mục 2 Công điện 501/CĐ-TTg năm 2022 về đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ điện quy định về các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện một số chức năng cụ thể như sau:
- Khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ các đề án, chương trình chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trình Thủ tướng Chính phủ.
- Hoàn thành việc ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn tổ chức, thực hiện từng chương trình, dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
- Hoàn thành các căn cứ pháp lý, xây dựng phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa phân bổ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 7 năm 2022.
Trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Công điện 501/CĐ-TTg năm 2022 về đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ điện quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cụ thể như sau:
(3) Bộ Tài chính hoàn thành việc ban hành các Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
(4) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan:
- Tổng hợp phương án dự kiến vốn sự nghiệp giai đoạn 2021-2025 để các cơ quan chủ quản xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- Tổng hợp và đề xuất phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 03 chương trình, báo cáo Chính phủ trước ngày 01 tháng 8 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?