Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì? Mục tiêu cụ thể của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia giai đoạn hiện nay đến năm 2025 là gì?
Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là một trong những biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghê.
Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu sau đây:
- Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ;
- Phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ;
- Tăng cường nguồn lực công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Theo đó, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.
Thực hiện nội dung về triển khai Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2023. Tại Quyết định 118/QĐ-TTg năm 2021 Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định mục tiêu tổng quát của Chương trình là:
- Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao;
- Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
- Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ.
Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì? Mục tiêu cụ thể của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia giai đoạn hiện nay đến năm 2025 là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia giai đoạn hiện nay đến năm 2025 là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Điều 1 Quyết định 118/QĐ-TTg năm 2021 quy định mục tiêu cụ thể của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
- Về mục tiêu đến năm 2025
+ Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm.
+ 100% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm trực tiếp tham gia Chương trình hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển; có từ 3 đến 5 ngành sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm làm chủ hoặc tạo ra được công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị để sản xuất ra các sản phẩm, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường.
+ Thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đổi mới công nghệ, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ cao; các doanh nghiệp trực tiếp tham gia Chương trình có năng suất lao động cao hơn ít nhất 1,5 lần năng suất lao động khi chưa đổi mới công nghệ.
+ Khoảng 5.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp được tập huấn, đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới ở 10 lĩnh vực chủ lực, trọng điểm thông qua hình thức tại chỗ và trực tuyến.
+ Hình thành tại mỗi vùng kinh tế ít nhất một mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ điển hình phù hợp với điều kiện đặc thù của địa bàn để triển khai nhân rộng.
- Về mục tiêu đến năm 2030:
+ Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 20%/năm.
+ 100% các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm hình thành tổ chức nghiên cứu và phát triển; có từ 8 đến 10 ngành sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm làm chủ hoặc tạo ra được công nghệ tiên tiến trong chuỗi giá trị để sản xuất ra các sản phẩm, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường.
+ Các doanh nghiệp trực tiếp tham gia Chương trình có năng suất lao động cao hơn ít nhất 2 lần năng suất lao động khi chưa đổi mới công nghệ.
+ Khoảng 10.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp được tập huấn, đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới ở 15 lĩnh vực chủ lực, trọng điểm thông qua hình thức tại chỗ và trực tuyến.
+ Hình thành tại mỗi vùng kinh tế ít nhất hai mô hình nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ điển hình phù hợp với điều kiện đặc thù của địa bàn để triển khai nhân rộng.
Kinh phí thực hiện Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia được được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục III Điều 1 Quyết định 118/QĐ-TTg năm 2021 quy định Kinh phí thực hiện Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia như sau:
- Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước); Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; vốn của các tổ chức, doanh nghiệp; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định này thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?