Chức năng của cơ quan chủ quản trong quản lý tài sản viện trợ đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước?
- Nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
- Chức năng của cơ quan chủ quản trong quản lý tài sản viện trợ đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài?
Nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2022/TTBTC hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước quy định về nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cụ thể như sau:
(1) Mọi khoản viện trợ đều phải được phân loại, quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ (chương trình, dự án hoặc phi dự án); tính chất khoản chi ngân sách nhà nước (chi thường xuyên, chi đầu tư, phát triển hoặc chi khác của NSNN), phương thức tổ chức thực hiện (bên tài trợ nước ngoài trực tiếp, hoặc ủy thác một tổ chức khác thực hiện hoặc chủ chương trình, chủ dự án bên Việt Nam thực hiện).
(2) Vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN được dự toán, hạch toán đầy đủ, kịp thời; quyết toán theo quy định về quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và quyết toán chi của chương trình, dự án, khoản viện trợ.
(3) Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi NSNN sát khả năng thực hiện trong năm để tiếp nhận, thực hiện, hạch toán, quyết toán thu chi NSNN đối với khoản viện trợ theo quy định tại Thông tư này; kịp thời đề xuất bố trí dự toán bổ sung trong trường hợp phát sinh nhu cầu thu, chi viện trợ đột xuất; chỉ tiếp nhận vốn viện trợ khi có nhu cầu, khả năng sử dụng.
(4) Việc xử lý dự toán thu, chi các khoản viện trợ cuối năm được thực hiện theo quy định về pháp luật quản lý NSNN.
(5) Mọi khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án phía Việt Nam trực tiếp quản lý, thực hiện:
- Được chuyển vào một tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại ngay khi tiếp nhận; được theo dõi, hạch toán, quyết toán riêng theo từng khoản viện trợ cụ thể.
- Không chuyển vốn viện trợ cho chương trình, dự án cụ thể vào tài khoản cá nhân, thuê, mượn hoặc tài khoản chung của cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận. Không mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận vốn viện trợ, trừ trường hợp có yêu cầu theo quy định pháp luật của bên tài trợ và được quy định tại Thỏa thuận viện trợ/Hiệp định viện trợ.
(6) Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN.
(7) Việc hạch toán vào ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở đề xuất của chủ chương trình, dự án, phi dự án; dự toán được cấp có thẩm quyền giao và hồ sơ thanh toán theo quy định.
(8) Đối với các khoản viện trợ do bên tài trợ cung cấp theo hình thức hàng hóa, hiện vật, công trình bao gồm khoản viện trợ theo hình thức chìa khóa trao tay, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, theo dõi, phân bổ, phối hợp với nhà tài trợ để xác định giá trị khoản hiện vật được viện trợ cho bên Việt Nam và thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN, quyết toán theo quy định.
Chức năng của cơ quan chủ quản trong quản lý tài sản viện trợ đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước?
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2022/TTBTC hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cụ thể như sau:
(1) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính đối với vốn viện trợ theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
(2) Lập và tổng hợp kế hoạch tài chính đối với viện trợ nước ngoài của các đơn vị thuộc và trực thuộc vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; thực hiện giao dự toán ngân sách nhà nước nguồn viện trợ cho các đơn vị thuộc và trực thuộc theo quy định.
(3) Thẩm tra, phê duyệt quyết toán nguồn viện trợ nước ngoài của ngân sách nhà nước hằng năm đối với đơn vị dự toán cấp dưới; tổng hợp báo cáo quyết toán vốn ngân sách nhà nước nguồn viện trợ hằng năm theo quy định.
(4) Thẩm tra, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán chương trình, dự án, khoản viện trợ hoàn thành theo quy định về quyết toán chương trình, dự án, quyết toán khoản viện trợ; tổ chức quản lý, hạch toán tài sản hình thành từ khoản viện trợ, chương trình, dự án viện trợ theo quy định.
(5) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý tài chính của khoản viện trợ, chương trình, dự án viện trợ theo quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác trong các báo cáo này.
(6) Thực hiện gửi Bộ Tài chính đối với viện trợ thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hoặc Sở Tài chính đối với viện trợ thuộc nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh bản sao quyết định phê duyệt chương trình, dự án, phi dự án viện trợ, Thỏa thuận viện trợ/Hiệp định viện trợ trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi lưu hành các văn bản này.
Chức năng của cơ quan chủ quản trong quản lý tài sản viện trợ đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài?
Tại Điều 17 Thông tư 23/2022/TTBTC hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước quy định về chức năng của cơ quan chủ quản trong quản lý tài sản viện trợ đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cụ thể là:
- Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, phi dự án viện trợ, cơ quan chủ quản và chủ chương trình, dự án, phi dự án có trách nhiệm hạch toán ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản của chương trình, dự án, phi dự án theo quy định của pháp luật về tài sản công.
- Khi kết thúc chương trình, dự án viện trợ, cơ quan chủ quản chỉ đạo chủ chương trình, dự án, phi dự án viện trợ bàn giao tài sản cho đơn vị khai thác, vận hành tài sản theo quy định của Hiệp định viện trợ/Thỏa thuận viện trợ, văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định pháp luật liên quan.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, chức năng của cơ quan chủ quản trong quản lý tài sản viện trợ đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài bao gồm phải hạch toán ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản của chương trình, dự án, phi dự án theo quy định của pháp luật về tài sản công. Đồng thời, phải chỉ đạo chủ chương trình, dự án, phi dự án viện trợ bàn giao tài sản cho đơn vị khai thác, vận hành tài sản theo quy định của Hiệp định viện trợ/Thỏa thuận viện trợ, văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định pháp luật liên quan.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới cơ quan chủ quản mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Thông tư 23/2022/TTBTC có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?