Chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ quy định nào?
Chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ quy định gì?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Trong trường hợp chủ hàng nguy hiểm thuê chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định sau:
- Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
+ Chủ hàng nguy hiểm phải có hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển với chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp với loại hàng cần vận chuyển.
+ Trường hợp chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm không có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp với loại hàng cần vận chuyển, chủ hàng nguy hiểm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vận chuyển theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 10 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo từng chuyến hàng theo quy định tại các Điều 13 và 14 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT.
- Đối với phương tiện giao thông đường thủy nội địa và đường sắt: Chủ hàng nguy hiểm phải có hợp đồng kinh tế hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển với chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm, trong đó có điều khoản quy định chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải đáp ứng điều kiện về việc vận chuyển an toàn và bảo vệ môi trường phù hợp với loại hàng cần vận chuyển tương ứng theo quy định tại Điều 8 và 9 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT.
- Việc thuê vận chuyển hàng nguy hiểm phải phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự.
Chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ quy định nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định điều kiện đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm như sau:
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có Giấy phép điều khiển phương tiện còn hiệu lực, phù hợp với loại phương tiện ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng nguy hiểm phải có Giấy chứng nhận được huấn luyện về vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định hoặc phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất.
+ Có Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy còn hiệu lực do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Yêu cầu về đóng gói, bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định yêu cầu về đóng gói, bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm như sau:
- Việc đóng gói hàng nguy hiểm và sử dụng các loại vật liệu dùng để làm bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại hàng hóa đó (nếu có);
- Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm phải đủ vững chắc để chịu được những va chạm tác động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp, xếp, dỡ; có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị hoen gỉ, không phản ứng hóa học với chất chứa bên trong; có khả năng chống thấm, kín và chắc chắn để đảm bảo không rò rỉ khi vận chuyển trong điều kiện bình thường và hạn chế tối đa sự rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố;
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vận chuyển sử dụng bao bì, vật chứa để tự đóng gói hàng nguy hiểm thì phải thực hiện thử nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả thử nghiệm bao bì, vật chứa đó trước khi sử dụng để tránh rơi lọt hoặc rò rỉ khi vận chuyển;
- Bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm sau khi sử dụng phải được bảo quản riêng đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
- Trường hợp sử dụng lại bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm thì phải làm sạch, bảo đảm kín và không gây ảnh hưởng đến loại hàng mới hoặc gây ô nhiễm môi trường; trường hợp không sử dụng lại hoặc thải bỏ bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm thì phải tuân theo các quy định của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?