Chủ doanh nghiệp tư nhân bị bắt thì doanh nghiệp tư nhân có được hoạt động bình thường hay không?
Chủ doanh nghiệp tư nhân bị bắt thì doanh nghiệp có được hoạt động bình thường không?
Căn cứ theo Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
3. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.
5. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyể
Như vậy, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân khi đang bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo hoạt động doanh nghiệp.
Tóm lại, chủ doanh nghiệp tư nhân bị bắt doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường.
Chủ doanh nghiệp tư nhân bị bắt thì doanh nghiệp tư nhân có được hoạt động bình thường hay không? (Hình từ Internet)
Nếu hoạt động bình thường thì doanh nghiệp có thể chọn cách tiếp tục hoạt động thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Theo đó chủ doanh có thể sẽ ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo hoạt động doanh nghiệp.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Theo đó, khi chủ doanh nghiệp bị bắt, doanh nghiệp có thể chọn tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, các nghĩa vụ của công ty bao gồm nộp thuế, thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động;…. vẫn phải thực hiện.
Như vậy, trong trường hợp chủ doanh nghiệp bị bắt doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động thông qua hình thức ủy quyền; hoặc tạm ngừng kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập một doanh nghiệp tư nhân khác không?
Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một người làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của người đó. Một người chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?