Chủ cơ sở giáo dục mầm non muốn thành lập trường mầm non thì bắt buộc phải có bằng sư phạm đúng không ?
Cơ cấu tổ chức trường mầm non được quy định ra sao? Chủ cơ sở giáo dục mầm non được quy định như thế nào?
* Trường mầm non:
Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Giáo dục 2019 thì trường mầm non là tên gọi chung dùng để chỉ các cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm:
- Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi
- Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi
- Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Theo đó cơ cấu, tổ chức nhóm trẻ độc lập quy mô trên 07 trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập bao gồm: chủ cơ sở; quản lý chuyên môn; giáo viên, nhân viên (nếu có) và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. (Điều 10 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT)
* Chủ cơ sở
Căn cứ Điều 11 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT thì chủ cơ sở là cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
(1) Tiêu chuẩn đối với chủ cơ sở giáo dục mầm non:
- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phẩm chất, đạo đức tốt
- Dưới 65 tuổi
- Sức khỏe tốt
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
(2) Nhiệm vụ và quyền hạn đối với chủ cơ sở giáo dục mầm non:
- Nhiệm vụ
+ Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
+ Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em, giáo viên và nhân viên
+ Chỉ đạo, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực
+ Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em theo quy định;
+ Bảo đảm các chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên theo quy định;
+ Thực hiện công khai theo quy định.
- Quyền hạn
+ Được ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên theo quy định
+ Được đồng thời làm quản lý chuyên môn, giáo viên, nhân viên nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
+ Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em
+ Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
+ Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
Chủ cơ sở giáo dục mầm non muốn thành lập trường mầm non thì bắt buộc phải có bằng sư phạm đúng không? (Hình từ internet)
Khái niệm bằng sư phạm là gì? Quy định về cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Luật Giáo dục 2019, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học là loại chứng chỉ để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Như vậy, bằng sư phạm hay còn được gọi là chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là loại chứng chỉ chứng minh đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm.
Bên cạnh đó, theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định
- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Và thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT.
Chủ cơ sở giáo dục mầm non muốn thành lập trường mầm non thì bắt buộc phải có bằng sư phạm đúng không?
Căn cứ quy định về tiêu chuẩn đối với chủ cơ sở giáo dục mầm non tại Điều 11 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT thì chủ cơ sở giáo dục mầm non không bắt buộc phải có bằng sư phạm. Do đó, có thể hiểu rằng để thành lập trường mầm non thì không bắt buộc phải có bằng sư phạm.
Tuy nhiên, tại Điều 12 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT vẫn yêu cầu người quản lý chuyên môn của cơ sở giáo dục mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên.
- Trong đó, quản lý chuyên môn do chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Quản lý chuyên môn có thể được thực hiện kiêm nhiệm bởi chủ cơ sở, giáo viên hoặc nhân viên nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Người quản lý chuyên môn có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non, bao gồm:
+ Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo Chương trình giáo dục mầm non
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của giáo viên, nhân viên tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập
+ Đề xuất phân công giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
+ Xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn; tổ chức hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên
+ Tham gia đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên theo quy định
+ Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động chuyên môn, hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
+ Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chuyên môn
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được thỏa thuận trong Hợp đồng Lao động với chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?