Chốt phương án, thời điểm tăng lương tối thiểu vùng 2024 6%? Mức lương tối thiểu vùng 2024 dự kiến ra sao?
Chốt phương án, thời điểm tăng lương tối thiểu vùng 2024 6%?
Sáng 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Phát biểu kết luận phiên họp, sau khi lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, lần lượt các mức tăng là 7,3% và gần 6,5%. Phương án 1: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024, với mức tăng từ 250.000 - 320.000 đồng, bình quân tăng 7,3%. Phương án 2: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024, với mức tăng từ 220.000 - 290.000 đồng, bình quân tăng 6,48%. |
>> Xem thêm: Tăng lương thấp nhất công chức viên chức lên gần 5 triệu đồng/tháng khi tăng 6% lương tối thiểu vùng?
Chốt phương án, thời điểm tăng lương tối thiểu vùng 2024 6%? Mức lương tối thiểu vùng dự kiến ra sao?
Mức lương tối thiểu vùng 2024 dự kiến ra sao?
Sau khi chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định. Mức lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến (mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024) như sau:
- Vùng 1 tăng từ 22.500 đồng/giờ lên khoảng 23.800 đồng/giờ;
- Vùng 2 tăng từ 20.000 đồng/giờ lên khoảng 21.000 đồng/giờ;
- Vùng 3 tăng từ 17.500 đồng/giờ lên khoảng 18.600 đồng/giờ;
- Vùng 4 tăng từ 15.600 đồng/giờ lên khoảng 16.600 đồng/giờ.
Đối với mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2024 đến hết 30/6/2024 sẽ áp dụng theo quy định hiện nay.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 đang là bao nhiêu?
Năm 2023 mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP với số tiền cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 |
Vùng I | 4.680.000 đồng/tháng 22.500 đồng/ giờ |
Vùng II | 4.160.000 đồng/tháng 20.000 đồng/ giờ |
Vùng III | 3.640.000 đồng/tháng 17.500 đồng/giờ |
Vùng IV | 3.250.000 đồng/tháng 15.600 đồng/giờ |
Trong đó, việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với đối tượng nào? Áp dụng khi nào?
Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để xác định những vấn đề sau đây:
- Căn cứ để trả lương cho người lao động (khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019)
- Xác định lương tối thiểu khi chuyển lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động (khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019)
- Cơ sở để trả lương ngừng việc (khoản 2 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019)
- Tính mức thiệt hại mà người lao động phải bồi thường (khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019)
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu (điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?