Chính thức có Luật Công chứng 2024 số 46/2024/QH15? Tổng hợp điểm mới của Luật Công chứng 2024?

Chính thức có Luật Công chứng 2024 số 46/2024/QH15? Tổng hợp điểm mới của Luật Công chứng 2024?

Chính thức có Luật Công chứng 2024 số 46/2024/QH15? Tổng hợp điểm mới của Luật Công chứng 2024?

Chiều 26/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, với đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Luật Công chứng 2024 như sau:

=> Tải toàn bộ Luật Công chứng 2024: Tại đây

Luật Công chứng 2024 quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng

Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Luật Công chứng 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Công chứng số 53/2014/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 và 14 Điều 76 của Luật Công chứng 2024

Chính thức có Luật Công chứng 2024 số 46/2024/QH15? Tổng hợp điểm mới của Luật Công chứng 2024?

Chính thức có Luật Công chứng 2024 số 46/2024/QH15? Tổng hợp điểm mới của Luật Công chứng 2024? (Hình từ Internet)

Tổng hợp điểm mới của Luật Công chứng 2024?

Dưới đây là tổng hợp điểm mới, nổi bật của Luật Công chứng 2024

(1) Làm rõ khái niệm công chứng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ khái niệm công chứng như sau:

Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 Luật Công chứng 2024

Trước đó, Luật Công chứng 2014 nêu khái niệm công chứng như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

-> Như vậy Luật Công chứng 2024 đã xác định đúng phạm vi hoạt động công chứng và thẩm quyền của CCV, việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi hoạt động công chứng

Tuy nhiên CCV sẽ vẫn được giao chứng nhận bản dịch bằng hình thức chứng thực chữ ký người dịch

Đồng thời tại khoản 11 Điều 76 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ Bản dịch đã được công chứng trước ngày Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp có nhu cầu sử dụng bản dịch thì thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo quy định Luật Công chứng 2024 và pháp luật về chứng thực.

(2) xác định lại và bổ sung một số hành vi cần thiết bị nghiêm cấm đối với từng nhóm đối tượng (CCV, TCHNCC và cá nhân, tổ chức có liên quan)

Cụ thể hành vi nghiêm cấm đối với CCV, TCHNCC và cá nhân, tổ chức có liên quan được quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2024

(3) Công chứng viên

* Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

Được quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2024, theo đó có những điểm mới sau:

- Giảm thời gian công tác pháp luật từ 5 năm xuống 3 năm

Cụ thể: Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật

- Bổ sung quy định về độ tuổi hành nghề của CCV

Theo đó, độ tuổi hành nghề của CCV là đến 70 tuổi

- Bổ sung thêm tiêu chuẩn Thạc sỹ luật hoặc tiến sĩ luật vào tiêu chuẩn trình độ

Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ để bổ nhiệm công chứng viên là có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật

* Về đào tạo nghề công chứng

Quy định những đối tượng sẽ tham gia đào tạo nghề nhưng được giảm một nửa thời gian đào tạo nghề công chứng so với những đối tượng đào tạo nghề thông thường:

Cụ thể tại khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ:

Những người sau đây có thời gian đào tạo nghề công chứng là 06 tháng:

- Người đã có thời gian từ đủ 05 năm trở lên làm thẩm phán; kiểm sát viên; điều tra viên; thẩm tra viên chính ngành Tòa án; chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính thi hành án dân sự; kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng II; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;

- Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên đã hành nghề từ đủ 05 năm trở lên;

- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật;

- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án; chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự; kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng I; thanh tra viên cao cấp ngành tư pháp; chuyên viên cao cấp, pháp chế viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

* Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm CCV

- Bổ sung thêm một số trường hợp không được bổ nhiệm CCV tại Điều 14 Luật Công chứng 2024, trường hợp bị miễn nhiệm CCV tại Điều 16, trường hợp được và không được bổ nhiệm lại tại Điều 17 Luật Công chứng 2024

* Về quyền và nghĩa vụ của CCV

Bổ sung một số quy định nhằm làm rõ và nâng cao trách nhiệm của CCV được quy định tại Điều 18 Luật Công chứng 2024

(Điểm mới tiếp tục được cập nhật)

Công chứng viên có các quyền nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ các quyền của công chứng viên bao gồm:

- Được bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

- Thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng, tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề công chứng;

- Được công chứng giao dịch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực;

- Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, được khai thác, sử dụng thông tin từ các cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật để thực hiện việc công chứng;

- Quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật công chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính thức có Luật Công chứng 2024 số 46/2024/QH15? Tổng hợp điểm mới của Luật Công chứng 2024?
Pháp luật
Luật công chứng mới nhất 2024 quy định như thế nào về giá trị pháp lý của văn bản công chứng?
Pháp luật
Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật công chứng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
93 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật công chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật công chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào