Bảng lương công chức chính thức từ ngày 1/7/2024 như thế nào? Lương công chức tăng bao nhiêu khi cải cách tiền lương?
Chính thức bảng lương công chức từ ngày 1/7/2024 như thế nào?
>> Xem thêm: Tổng hợp các bảng lương theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương
Chính thức tăng lương hưu từ ngày 1/1/2024
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do Quốc hội ban hành có quy định ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018
Như vậy, ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương.
Theo đó, Chính sách cải cách tiền lương có ảnh hưởng đến công chức từ ngày 1/7/2024 như sau:
(1) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ như sau:
Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(2) Bỏ tính lương theo hệ số và lương cơ sở
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ như sau:
Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới
(3) Bảng lương công chức mới
Chính thức bảng lương công chức từ 01/7/2024 sẽ có 02 bảng lương:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm);
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức áp dụng chung đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Trong đó: - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm); trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: (1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; (2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương. - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức áp dụng chung đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện. |
(4) Dự kiến Nghị định quy định chế độ tiền lương mới sẽ có trong tháng 5/2024
Căn cứ theo Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 Chính phủ giao Bộ Nội vụ phải hoàn thành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong tháng 5/2024.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì sẽ có Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với công chức trong tháng 5/2024.
Chính thức bảng lương công chức từ ngày 1/7/2024 như thế nào? Lương công chức tăng bao nhiêu khi cải cách tiền lương?
Lương công chức tăng bao nhiêu khi cải cách tiền lương?
(1) Tiền lương công chức sẽ tăng 32% từ ngày 1/7/2024 so với thu nhập bình quân của lao động khi cải cách tiền lương
Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Hiện nay lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng:
- Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng;
- Vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng;
- Vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng
- Vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng.
Theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024, Chính phủ giao Bộ Lao động thương binh và xã hội chủ trì thực hiện, trong tháng 5/2024 phải hoàn thành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Dự kiến từ 01/07/2024
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4,96 triệu | 23.800 |
Vùng 2 | 4,41 triệu | 21.000 |
Vùng 3 | 3,86 triệu | 18.600 |
Vùng 4 | 3,45 triệu | 16.600 |
Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.
Lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.
Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
>> Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
(2) Dự kiến tiền lương sẽ tăng 7%
Theo Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sáng ngày 23/10/2023 có nêu rõ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết 27 của Trung ương từ ngày 01/7/2024, cụ thể:
- Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với công chức cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Bảng lương của công chức năm 2024 như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018
Như vậy, bảng lương của công chức năm 2024 sẽ chia làm hai giai đoạn:
(1) Từ 01/01/2024 - 30/06/2023
Tiền lương công chức được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở.
Trong đó:
- Mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1,8 triệu đồng/tháng.
- Hệ số lương công chức được tính theo Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
=> Bảng lương công chức từ 01/01/2024 - 30/06/2024 được tính như sau:
> Tải toàn bộ Bảng lương công chức file Excel: Tại đây
(2) Từ 01/7/2024
Thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?