Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như thế nào?
- Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như thế nào?
- Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi được lấy từ đâu?
- Cấp phát kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị trung ương sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như thế nào?
Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 58/2017/TT-BTC quy định chính sách hỗ trợ về bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như sau:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ nộp thay cho các đơn vị sử dụng lao động tối đa 05 năm đối với một người lao động.
- Việc hỗ trợ bảo hiểm được thực hiện đối với lao động là người dân tộc thiểu số được đơn vị sử dụng lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi được lấy từ đâu?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 58/2017/TT-BTC quy định nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như sau:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí về đào tạo, bảo hiểm y tế, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số.
- Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương để cùng với ngân sách trung ương hỗ trợ triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người dân tộc thiểu số.
- Nguồn lồng ghép kinh phí đào tạo thường xuyên, các chương trình (trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động là người dân tộc thiểu số.
- Đối với đơn vị sử dụng lao động hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp công lập có thu, nếu phương án tự chủ của đơn vị đã bao gồm dự toán chi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động là người dân tộc thiểu số thì đơn vị không được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 58/2017/TT-BTC.
Cấp phát kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị trung ương sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 58/2017/TT-BTC quy định như sau:
Cấp phát kinh phí hỗ trợ
1. Đối với các đơn vị trung ương:
a) Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao, trên cơ sở đề nghị của Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, Bộ Tài chính tạm cấp tối đa 70% dự toán được giao ngay từ quý 1 năm kế hoạch để Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước tạm cấp kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động. Việc cấp phát kinh phí được Bộ Tài chính thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền.
b) Kết thúc năm ngân sách, Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ kinh phí đào tạo, kinh phí bảo hiểm gửi Bộ Tài chính để xem xét cấp bổ sung số kinh phí còn thiếu hoặc yêu cầu hoàn trả ngân sách nhà nước trong trường hợp số kinh phí không sử dụng hết.
2. Đối với các đơn vị địa phương:
a) Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính sẽ xem xét tạm cấp tối đa 70% dự toán được giao ngay từ quý 1 năm kế hoạch để địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động.
b) Căn cứ báo cáo của các đơn vị sử dụng lao động và số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để tạm cấp cho đơn vị sử dụng lao động (bao gồm cả các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước). Việc cấp phát kinh phí được Sở Tài chính thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền.
Đối với kinh phí hỗ trợ bảo hiểm, Sở Tài chính thực hiện cấp cho đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, đồng thời thay đơn vị sử dụng lao động chuyển số kinh phí trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg và thông báo cho từng đơn vị sau khi đã chuyển số kinh phí hỗ trợ cho cơ quan bảo hiểm. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đã nộp các khoản kinh phí bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm thì Sở Tài chính chuyển kinh phí hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động tương ứng với số kinh phí mà đơn vị đã nộp.
c) Kết thúc năm ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ kinh phí đào tạo, kinh phí bảo hiểm gửi Bộ Tài chính để bổ sung cho địa phương trong trường hợp thiếu nguồn kinh phí hoặc yêu cầu hoàn trả ngân sách trung ương số kinh phí không sử dụng hết.
Như vậy theo quy định trên cấp phát kinh phí hỗ trợ đào tạo, bảo hiểm cho tổ chức, đơn vị trung ương sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi như sau:
- Căn cứ dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền giao, trên cơ sở đề nghị của Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, Bộ Tài chính tạm cấp tối đa 70% dự toán được giao ngay từ quý 1 năm kế hoạch để Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước tạm cấp kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động.
- Việc cấp phát kinh phí được Bộ Tài chính thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền.
- Kết thúc năm ngân sách, Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ kinh phí đào tạo, kinh phí bảo hiểm gửi Bộ Tài chính để xem xét cấp bổ sung số kinh phí còn thiếu hoặc yêu cầu hoàn trả ngân sách nhà nước trong trường hợp số kinh phí không sử dụng hết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?