Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất như thế nào?
- Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất như thế nào?
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình khi quy hoạch, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết như thế nào?
- Chính sách hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép khi quy hoạch, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết như thế nào?
Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán
1. Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (các hộ dân nhận lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước; tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác) gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ dân, tối đa 03 triệu đồng/hộ (mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 01 lần). Trường hợp mua sắm hiện vật để cấp cho các hộ dân, định mức chi nêu trên đã bao gồm các chi phí phát sinh khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.
2. Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng được hưởng chính sách thực hiện như sau:
a) Đối với các hộ dân được cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước: Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; số lượng thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của người đại diện hộ), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện kiểm tra, rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước theo quy định;
b) Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước, tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác: Căn cứ định mức hỗ trợ theo quy định và danh sách đăng ký của các hộ dân, sau khi có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (có chữ ký xác nhận của đại diện hộ gia đình và ít nhất một tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí kiểm tra, thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các hộ dân.
Theo như quy định trên căn cứ vào danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước thải sinh hoạt phân tán đã được phê duyệt, cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ dân nhưng tối đa 3 triệu đồng cho mỗi hộ và một hộ chỉ được hỗ trợ một lần.
Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất như thế nào?
Chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình khi quy hoạch, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình
1. Hỗ trợ kinh phí di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi tái định cư
a) Mức hỗ trợ kinh phí di chuyển tính theo thực tế khi lập dự án, căn cứ quãng đường thực tế và đơn giá của loại phương tiện phổ thông tại địa phương. Trường hợp tự túc phương tiện, tự di chuyển bằng đường bộ: mức hỗ trợ theo quy định tại điểm d khoản 9 Điều 4 Thông tư này;
b) Việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này.
2. Thực hiện các chính sách hỗ trợ hiện hành khác từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước (nếu có) đối với các hộ được bố trí ổn định như người dân tại chỗ theo quy định tại Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg .
Như vậy, căn cứ vào quãng đường thực tế và đơn giá của loại phương tiện phổ thông ở địa phương để xác định mức hỗ trợ kinh phí di chuyển tính theo thực tế khi lập dự án quy hoạch, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.
Chính sách hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép khi quy hoạch, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ địa bàn bố trí dân xen ghép theo mức 60 triệu đồng/hộ để thực hiện các nội dung: điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân khi thu hồi đất).
2. Đối với kinh phí xây mới hoặc nâng cấp lớp học, trạm y tế, thủy lợi nội đồng, đường dân sinh, điện sinh hoạt, cấp nước cộng đồng và một số công trình hạ tầng thiết yếu khác bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Như vậy, để thực hiện các nội dung như điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến thì mỗi hộ sẽ được hỗ trợ bố trí xen ghép theo mức 60 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?