Chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được hưởng những chính sách gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được áp dụng các chính sách sau:
a) Được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất được giao quản lý, sử dụng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật về đất đai, thuế và pháp luật có liên quan.
b) Được Nhà nước bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để đảm bảo các khoản chi theo chế độ, định mức theo quy định của pháp luật gồm: quân trang cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu; chi cho nhiệm vụ diễn tập, huấn luyện chiến đấu, huấn luyện dự bị động viên; các khoản chi cho công tác quốc phòng, an ninh, công tác phục vụ quốc phòng, quan hệ quân dân. Trường hợp ngân sách nhà nước không đảm bảo đủ thì số chi chưa được đảm bảo được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn; được loại trừ khi thực hiện đánh giá, xếp loại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
c) Được Nhà nước bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để cấp kinh phí cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các dây chuyền, trang thiết bị sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, an ninh trong thời gian tạm ngừng sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh theo kế hoạch, nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chuyên môn, đơn vị đầu mối trực thuộc giao nhiệm vụ, đặt hàng.
d) Được Nhà nước bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để hỗ trợ 02 quỹ khen thưởng và phúc lợi bằng 02 tháng lương thực hiện trong trường hợp không đủ nguồn để trích lập.
đ) Được Nhà nước bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để hỗ trợ kinh phí nhà trẻ, giáo dục tại địa bàn chưa có trường lớp theo hệ thống giáo dục công lập; kinh phí y tế đối với những nơi do điều kiện đặc biệt phải duy trì bệnh xá; hoặc nhà trẻ, bệnh xá trên địa bàn cần thiết phải duy trì theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
e) Thực hiện trích khấu hao đối với những tài sản cố định là dây chuyền sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và các tài sản chuyên dùng, đặc biệt khác phục vụ nhiệm vụ quốc phòng an ninh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định mới nhất hiện nay, doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được áp dụng các chính sách nêu trên.
Chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện xác định doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh là gì?
Căn cứ nội dung được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
1. Là một trong các loại hình doanh nghiệp sau:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu 100% vốn điều lệ của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có ít nhất một doanh nghiệp là doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này.
3. Được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh khi đáp ứng đủ các điều kiện về loại hình doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động và được các cơ quan, đơn vị nêu trên giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bằng nguồn lực từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn lực của doanh nghiệp.
Ai có thẩm quyền quyết định công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 16/2023/NĐ-CP như sau:
Công nhận, công nhận lại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, công nhận lại đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 05 năm.
Theo quy định trên thì chủ thể có thẩm quyền công nhận doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh là Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?