Chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản phải đi trước một bước để tạo nhận thức, đồng thuận trong xã hội?
- Chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản phải đi trước một bước để tạo nhận thức, đồng thuận trong xã hội?
- Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027?
- Nội dung thực hiện truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027?
Chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản phải đi trước một bước để tạo nhận thức, đồng thuận trong xã hội?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Quyết định 407/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về mục tiêu tổng quát của Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" cụ thể như sau:
Tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua các kênh thông tin, báo chí rộng rãi, tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản phải đi trước một bước để tạo nhận thức, đồng thuận trong xã hội?
Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027?
Về quy định đối với phạm vi của Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" thì tại Mục III Quyết định 407/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cụ thể như sau:
(1) Truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là dự thảo chính sách) là hoạt động do các cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện. Hoạt động này nhằm cung cấp thông tin rộng rãi về nội dung của dự thảo chính sách bằng các hình thức phù hợp, đúng quy định pháp luật đến đối tượng chịu sự tác động và toàn xã hội trên cơ sở tương tác, thông tin đa chiều; công khai, minh bạch nội dung tiếp thu, giải trình, dự kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm bám sát mục tiêu của Đề án.
(2) Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước, áp dụng đối với các dự thảo chính sách có đủ các tiêu chí sau:
- Là các chính sách được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trước khi tiến hành soạn thảo, trừ các nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp;
- Được xác định là những vấn đề khó, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo chính sách;
- Chính sách có tác động trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(3) Thời điểm truyền thông dự thảo chính sách được thực hiện ngay từ khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
(4) Ngoài các dự thảo chính sách được quy định tại mục 2 phần này, các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật căn cứ nội dung dự thảo chính sách hoặc dự thảo quy định, yêu cầu và điều kiện thực tiễn, chủ động thực hiện việc truyền thông các chính sách do mình tham mưu xây dựng hoặc trực tiếp ban hành.
(5) Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2022 đến năm 2027.
Nội dung thực hiện truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027?
Tại Công văn 2075/HĐPH năm 2022 về triển khai thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án tổ chức truyền thông chính sách hướng dẫn nội dung thực hiện Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" cụ thể như sau:
(1) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn
(2) Rà soát, bố trí nguồn lực và các điều kiện bảo đảm, cần thiết khác để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án.
(3) Để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, cần xác định và phân công rõ:
- Đơn vị, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tham mưu công tác PBGDPL tại các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm đầu mối tham mưu, hướng dẫn, tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án;
- Đơn vị, tổ chức tham mưu xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có trách nhiệm chủ trì tổ chức truyền thông chính sách tác động lớn đến xã hội thuộc phạm vi Đề án (sau đây gọi là dự thảo chính sách).
(4) Tập trung truyền thông một số chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dӵng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022
(5) Căn cứ điều kiện, tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí ở trung ương, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức truyền thông dự thảo chính sách bằng hình thức phù hợp với đối tượng và địa bàn quy định tại khoản 6 mục IV Điều 1 của Quyết định 407/QĐ-TTg.
(6) Bộ Tư pháp căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, hướng dẫn tại Công văn này và yêu cầu thực tiễn chủ trì tổ chức xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật trung ương, công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở trung ương về kiến thức, kỹ năng truyền thông, xử lý thông tin khi thực hiện truyền thông dự thảo chính sách.
(7) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, hướng dẫn tại Công văn này và yêu cầu thực tiễn địa phương, chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cán bộ các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp, công chức pháp chế các sở, ban, ngành, phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở địa phương về kiến thức, kỹ năng truyền thông, xử lý thông tin khi thực hiện truyền thông dự thảo chính sách và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn cho báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã thuộc phạm vi quản lý về kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách để thực hiện truyền thông chủ động, linh hoạt, hiệu quả.
(8) Báo cáo kết quả triển khai Đề án năm 2022 gửi về Bộ Tư pháp – Cơ quan Thường trực Hội đồng (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 02/12/2022 (được tổng hợp trong Báo cáo công tác tư pháp hàng năm) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?