Chính sách cho cán bộ tinh giản biên chế chuyển sang làm việc không hưởng lương thường xuyên từ NSNN từ 20/7/2023 ra sao?
- Chính sách cho cán bộ chuyển sang làm việc tại nơi không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước theo quy định mới ra sao?
- Đối tượng nào không được hưởng chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước khi tinh giản biên chế?
- Nguyên tắc tinh giản biên chế được quy định ra sao?
Chính sách cho cán bộ chuyển sang làm việc tại nơi không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước theo quy định mới ra sao?
Căn cứ Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế do Chính phủ ban hành ngày 03/6/2023. Tại đây
Chính sách cho cán bộ chuyển sang làm việc tại nơi không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước được xác định theo Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, như sau:
Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
1. Đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Không áp dụng chính sách quy định tại khoản 1 Điều này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP , có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP , có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên.
Như vậy, cán bộ chuyển sang làm việc tại nơi không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các chính sách sau:
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc.
Chính sách cho cán bộ tinh giản biên chế chuyển sang làm việc không hưởng lương thường xuyên từ NSNN từ 20/7/2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào không được hưởng chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước khi tinh giản biên chế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, đối tượng không được hưởng chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước bao gồm:
- Người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc;
- Người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất;
Có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, trong đó:
+ Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ Hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2017.
- Người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.
Nguyên tắc tinh giản biên chế được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc tinh giản biên chế như sau:
Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
Như vậy, việc tinh giản biên chế theo quy định mới được thực hiện theo 06 nguyên tắc nêu trên.
Nghị định 29/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/7/2023. Các chính sách tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP sẽ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Xem chi tiết toàn bộ Nghị định 29/2023/NĐ-CP tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?