Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý như thế nào?
Cơ quan nào thực hiện tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý?
Căn cứ mục 1 Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2023, để tăng cường để tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tiếp tục đẩy mạnh tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các văn bản quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức sơ kết đánh giá việc thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản định chi tiết việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hiện nay.
Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Tăng cường công tác quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch như thế nào?
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch Chính phủ chỉ thị các cơ quan trên tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây tại mục 2 Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2023:
(1) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục tổng hợp, đánh giá kỹ việc thực hiện các Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi; trên cơ sở đó nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Nghị định như:
Nghị định số 129/2017/NĐ-CP và các Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ).
(2) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Ban hành đầy đủ các văn bản thuộc thẩm quyền; cụ thể:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (i) Phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, hạ tầng nước sạch thuộc phạm vi quản lý; (ii) Ban hành/quy định giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi để xác định giá trị tài sản khi thực hiện kế toán tài sản theo quy định.
+ Bộ Giao thông vận tải phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành giá sản phẩm tận thu từ hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa khi thực hiện bảo trì tài sản theo hình thức bảo trì tài sản kết hợp với tận thu sản phẩm.
- Khẩn trương chỉ đạo hoàn thành việc rà soát, phân loại, giao quản lý tài sản, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông, nước sạch thuộc phạm vi quản lý để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về cấp nước sạch thực hiện việc rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn để lập phương án khai thác tài sản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo việc đăng nhập, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, hạ tầng nước sạch, hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định.
Tăng cường công tác quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng khác như thế nào?
Tại Mục 3 Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2023 có nội dung như sau:
Đối với các tài sản kết cấu hạ tầng khác như: hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành nhưng chưa đầy đủ và đồng bộ với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (gồm: Tài sản kết cấu hạ tầng thương mại là chợ; tài sản kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; tài sản kết cấu hạ tầng khu đô thị; tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và khu kinh tế; tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao; tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghệ thông tin tập trung; tài sản kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai là đê điều, hệ thống trực canh quản lý đa thiên tai, đa mục tiêu), các Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính để báo cáo cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản sửa đổi, bổ sung (trong đó có nội dung quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cho phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công); cụ thê:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng thương mại là chợ: Bộ Công Thương nghiên cứu, trình Chính phủ thay thế Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp: Bộ Công Thương nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng khu đô thị: Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và khu kinh tế: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao: Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai là đê điều, hệ thống trực canh quản lý đa thiên tai, đa mục tiêu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và chính sách liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng khu công nghệ thông tin tập trung: Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
Trong quá trình phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện các chính sách nêu trên, trường hợp cần thiết ban hành Nghị định chung quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng khu công nghệ cao, hạ tầng khu công nghệ thông tin tập trung, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng khu kinh tế thì Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xây dựng Nghị định chung này.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng còn lại (trừ tài sản kết cấu hạ tầng đã có chính sách quy định và đang thực hiện theo chế độ về quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp); cụ thể: Tài sản kết cấu hạ tầng thuộc thiết chế văn hóa, thiết chế thể thao, điểm du lịch, khu du lịch, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, làng văn hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và tài sản kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc không gian xây dựng ngầm đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật chung (Bộ Xây dựng).
Các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện: Rà soát lại, đánh giá kỹ cơ chế hiện hành liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác tài sản; tổ chức khảo sát thực tế để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản (nếu cần);
Trên cơ sở đó Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan khác có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xây dựng Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng với những nguyên tắc cơ bản sau đây:
+ Loại tài sản, danh mục tài sản kết cấu hạ tầng do Bộ quản lý chuyên ngành đề xuất và công bố.
+ Đối tượng, hình thức được giao quản lý tài sản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, quy định tại Điều 75 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
+ Phương thức khai thác, hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng phù hợp với từng đối tượng được giao quản lý, đảm bảo phù hợp với quy định tại Chương IV Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Trên cơ sở công bố danh mục tài sản của các Bộ quản lý chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định (sau khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) danh mục tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của địa phương để thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định (nêu trên)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?