Chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
- Tại sao có chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới của Thủ tướng Chính phủ?
- Nhiệm vụ chung của các bộ, ngành, địa phương trong nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới là gì?
- Nhiệm vụ riêng của các bộ, ngành, địa phương trong nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới là gì?
Tại sao có chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới của Thủ tướng Chính phủ?
Ngày 24/02/2023, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không (ANHK) trong tình hình mới.
Tại Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ về tình hình mới hiện nay cùng với mục đích của chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới như sau:
- Trước diễn biến phức tạp của tình hình khủng bố, cũng như hoạt động tội phạm quốc tế trên toàn cầu.
- Đồng thời thực hiện khuyến cáo của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh hàng không (ANHK) và phòng chống khủng bố nhằm vào hàng không dân dụng, ngày 03 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1360/QĐ-TTg thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia (Ủy ban ANHK), đã được kiện toàn theo Quyết định 2083/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sau 12 năm hoạt động, Ủy ban ANHK đã khẳng định được vị trí, phát huy rất tốt vai trò giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm ANHK dân dụng; chỉ đạo, chỉ huy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
- Qua Báo cáo tổng kết, đánh giá 10 năm (giai đoạn 2010 - 2020) hoạt động của Ủy ban ANHK, ý kiến đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực bảo đảm ANHK trong tình hình mới.
Chỉ thị nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
Nhiệm vụ chung của các bộ, ngành, địa phương trong nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2023 quy định nhiệm vụ chung của các bộ, ngành, địa phương như sau:
Quán triệt, thực hiện nghiêm mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm ANHK như sau:
- ANHK là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường;
- ANHK được đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, được xây dựng trên nền tảng của nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân;
- Công tác bảo đảm ANHK phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo đảm ANHK;
- Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả; lực lượng kiểm soát ANHK có hệ thống tổ chức độc lập, hoạt động thống nhất, chuyên nghiệp, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp pháp luật Việt Nam;
- Xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm ANHK đồng bộ, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế;
- Ủy ban ANHK cần tiếp tục đổi mới hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò, vị trí là cơ quan chỉ đạo chiến lược, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác bảo đảm ANHK;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay phát huy vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương; tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn bảo đảm an ninh trật tự, an ninh, an toàn hàng không. Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ, bao gồm: Phương án đối phó tại chỗ; lực lượng tại chỗ; trang thiết bị tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản:
- Hoàn thiện văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn về ANHK, đặc biệt, tập trung hoàn thiện Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
- Rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về ANHK;
- các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
- Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn về ANHK;
Thực hiện nghiêm quy định:
- Về công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội;
- Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy định liên quan về tăng cường quản lý, giám sát và thiết lập khu cấm bay, hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ; các quy định về cấm sử dụng tia laser, nguồn sáng có công suất lớn.
- Nghiên cứu báo cáo rủi ro ANHK do Hội đồng quản lý rủi ro ANHK quốc gia ban hành, triển khai áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro ANHK phù hợp;
Các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác phối hợp:
- Giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị Công an, Quân đội và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong công tác bảo đảm ANHK; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay;
Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tổ chức, tham gia tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế:
- Trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK.
- Tham gia tích cực các diễn đàn, các chương trình hỗ trợ các nước thành viên của ICAO trong việc phòng ngừa và đối phó với nguy cơ đe dọa ANHK.
- Tăng cường hợp tác song phương, đa phương trong trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin; kiểm soát an ninh đối với giấy tờ sử dụng đi tàu bay; bảo đảm an ninh vùng trời; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo đảm ANHK; chia sẻ kết quả Chương trình thanh tra ANHK toàn cầu (USAP) của ICAO giữa các quốc gia thành viên.
Nhiệm vụ riêng của các bộ, ngành, địa phương trong nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới là gì?
Căn cứ theo Mục 2 Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2023 quy định nhiệm vụ riêng của các bộ, ngành, địa phương như sau:
- Bộ GTVT phải rà soát, hoàn thiện tổ chức, biên chế của bộ phận ANHK của Cục Hàng không Việt Nam; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, chỉ đạo, điều hành công tác bảo đảm ANHK.
- Bộ Công An phối hợp với các bộ khác bảo đảm ANHK dựa theo quy định trong Luật An ninh quốc gia, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh mạng và các văn bản pháp luật liên quan.
- Bộ Quốc phòng khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ,..
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có cảng hàng không, sân bay phải chủ động rà soát việc mua sắm vũ khí, công cụ hỗ trợ và đảm bảo các điều kiện khác để thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ,..
- Các đơn vị, doanh nghiệp hàng không tích cực xây dựng các giải pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Xem chi tiết nhiệm vụ của các cơ quan trong nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới tại Chỉ thị 06/CT-TTg năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?