Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra gợi ý nhận diện bao nhiêu biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật?

Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra gợi ý nhận diện bao nhiêu biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật?

Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra gợi ý nhận diện bao nhiêu biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật?

Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)

Căn cứ tại Mục 2 Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra gợi ý nhận diện biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật như sau:

(1). Thực hiện không đúng hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ các quy định về những điều đảng viên không được làm, các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Trung ương, Thành phố.

(2). Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; vi phạm các Quy tắc ứng xử gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của tổ chức, địa phương, đơn vị.

(3). Không tự giác khắc phục, sửa chữa hoặc khắc phục không hiệu quả những khuyết điểm, tồn tại đã được chỉ ra sau kiểm điểm, đánh giá.

(4). Không thực hiện hoặc thiếu kiểm tra, giám sát việc phòng, chống tham những tiêu cực ở cấp mình và cấp dưới để xảy ra vì phạm.

(5). Không kịp thời phát hiện hoặc phát hiện mà chậm xử lý đối với các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý thiếu nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

(6). Thiếu dân chủ hoặc mất dân chủ, dân chủ hình thức, không tôn trọng ý kiến của tập thể; không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác,...

(7). Thực hiện không nghiêm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hằng tháng và hằng năm; thiểu khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ trong đánh giá, xếp loại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động cản bộ, công chức trong phạm vi quản lý theo thẩm quyền.

(8). Không có quy trình công tác hoặc có quy trình công tác nhưng không thực hiện theo quy trình; không kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình công tác tại cơ quan, địa phương, đơn vị để xảy ra tình trạng những nhiễu, tiêu cực (cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn giải quyết công việc, đòi hỏi, vòi vĩnh, gợi ý nhận tiền, quà biếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(9). Không thực hiện hoặc chậm trễ trong việc xây dựng, ban hành, rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; thiếu công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ; thực hiện không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

(10). Không thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của Nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

(11). Tổ chức đảng thực hiện không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; không ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoặc đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện; không phân công trách nhiệm vụ thể; không đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.

(12). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình; không ban hành quyết định, quy chế, quy định, quy trình; không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.

Theo đó, Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra 12 gợi ý nhận diện biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật.

Tải về Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội

Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra gợi ý nhận diện bao nhiêu biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật?

Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra gợi ý nhận diện bao nhiêu biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật?

20 chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội đặt ra là gì?

Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội đã đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 để phát triển Thủ đô như sau:

- Về kinh tế:

(1) Tốc độ tăng trưởng bình quân Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025: 7,5 - 8,0%; trong đó, Dịch vụ: 8,0 - 8,5%; Công nghiệp và xây dựng: 8,5 - 9,0%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 2,5 - 3,0%.

(2) Cơ cấu kinh tế năm 2025: Dịch vụ 65,0 - 65,5%; Công nghiệp và xây dựng 22,5 - 23,0%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,4 - 1,6%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,4 - 10,6%.

(3) GRDP bình quân/người: 8.300 - 8.500 USD.

(4) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 3,1 - 3,2 triệu tỷ đồng (giá hiện hành, tăng 12,5 - 13,5%/năm).

(5) Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%. (6) Tốc độ tăng năng suất lao động từ 7,0 - 7,5%.

- Về văn hóa - xã hội:

(7) Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%; Thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn, Làng văn hóa: 65%; Gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86 - 88%.

(8) Tỷ lệ trường công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 80 - 85%.

(9) Số giường bệnh/vạn dân: 30 - 35; Số bác sỹ/vạn dân: 15; Duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

(10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 75 - 80%; Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 55 - 60%.

(11) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: dưới 3%.

(12) Không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố.

- Về quy hoạch, đô thị, nông thôn và môi trường:

(13) Tỷ lệ huyện đạt chuẩn nông thôn mới: 100%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 40%, nông thôn mới kiểu mẫu: 20%; Hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới cấp Thành phố.

(14) Tỷ lệ đô thị hóa: 60 - 62%; Tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu: 100%.

(15) Tỷ lệ hộ dân thành thị và nông thôn được cung cấp nước sạch: 100%.

(16) Tỷ lệ các chất thải và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn: 100%; Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%; Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải: 100%; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 50 - 55%.

(17) Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: 30 - 35%.

- Về xây dựng Đảng:

(18) Số lượng đảng viên mới được kết nạp hằng năm: 9.000 - 10.000 đảng viên.

(19) Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm: Trên 75%.

(20) Tỷ lệ tổ chức đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm

Xem Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tại đây

Mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thế nào?

Tại Mục 2 Phần II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

(1) Mục tiêu đến năm 2030

- Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

(2) Tầm nhìn đến năm 2045

Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 1/1/2025, trường hợp nào ngừng cấp điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, Thủ đô cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở trên bãi sông Hồng và sông Đuống?
Pháp luật
Từ 1/7/2025, Thành phố Hà Nội có được phép xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng không?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên ứng dụng iHanoi mới nhất 2024? Mục tiêu đến 2030 tầm nhìn 2045 phát triển Thủ đô ra sao?
Pháp luật
Theo Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 việc biểu dương, tôn vinh các mô hình văn hoá tiêu biểu ở Hà Nội được tổ chức theo thời gian nào?
Pháp luật
Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định vị trí của phát triển văn hoá trong tương quan với phát triển kinh tế như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào sau đây của Hà Nội?
Pháp luật
Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?
Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Pháp luật
Tầm nhìn 2045 đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển Thủ đô Hà Nội
16,235 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển Thủ đô Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào